Số 5 - NGUY CƠ TỔN THƯƠNG TÂM LÝ TRÊN KHÔNG GIAN MẠNG VÀ NHỮNG PHƯƠNG THỨC GIÁO VIÊN, PHỤ HUYNH TƯ VẤN HỖ TRỢ
SỐ 5.
NGUY CƠ TỔN THƯƠNG TÂM LÝ TRÊN KHÔNG
GIAN MẠNG VÀ NHỮNG PHƯƠNG THỨC GIÁO VIÊN, PHỤ HUYNH
TƯ VẤN HỖ TRỢ
PGS.TS. Trần Thành Nam
1.4.Thách thức và nguy cơ của internet đối với trẻ em và thanh thiếu niên
Tổng hợp thực tiễn và kết quả từ các nghiên cứu đã cho thấy trẻ em và thanh thiếu niên ngày nay bên cạnh việc được hưởng lợi từ internet, khi sử dụng, các em có thể còn phải đối mặt với các vấn đề nguy cơ mất an toàn trong không gian mạng như sau:
Mặc dù internet đem lại những lợi ích như đã trình bày trong phần trên, nhưng có thể thấy rằng thực tế vẫn cho thấy sự tồn tại của các tác động tiêu cực nếu như việc sử dụng này là quá mức. Ví dụ, nghiên cứu của Muralidharan và cộng sự (2018) cho thấy việc sinh viên sử dụng nhiều internet (lên đến 6 giờ) có thể liên quan đến thành tích học tập thấp. Internet có thể có những tác động tiêu cực đến các tương tác xã hội và hệ thống xã hội. Internet có thể khiến những trẻ bị lo lắng né tránh đối mặt với nỗi sợ hãi. Trẻ có thể bị cám dỗ giao lưu trực tuyến để trốn tránh những khó khăn của thế giới xã hội thực. Trẻ có thể thu mình khỏi các mối quan hệ đôi khi hỗn loạn của giai đoạn cuộc sống thực và “trốn” vào các mối quan hệ trực tuyến. Với vai trò là một thiết bị giải trí, internet có thể khiến trẻ em rời xa việc học tập hay tương tác trong thế giới thực - điều vốn cần thiết cho sự phát triển về nhiều mặt của trẻ (Bremer, 2005).
Các kỹ năng xã hội và các mối quan hệ có thể bị ảnh hưởng do thời gian mà trẻ giao tiếp trực tuyến nhiều hơn thời gian dành để tương tác trực tiếp, chẳng hạn như việc tình bạn trong thế giới thực.
Về mặt sức khỏe về mặt thể chất, các nhà nghiên cứu đã có lo ngại rằng bản chất ít vận động của việc sử dụng máy tính, internet nói chung đang góp phần vào vấn đề thừa cân, béo phì ở trẻ em (Aghasi và cộng sự, 2020). Ngoài ra, đã có thêm những lo ngại về các vấn đề ở người dùng máy tính trưởng thành, bao gồm mỏi mắt, suy giảm thị lực, căng cơ lưng, cổ, vai và đau lưng dưới (Bener & Al- Mahdi, 2012; Hakala và cộng sự, 2006).
Về mặt sức khỏe tâm thần, việc sử dụng internet quá mức, không hợp lý cũng gây ra những tác động tiêu cực đến sự khỏe mạnh về tinh thần của trẻ em và thanh thiếu niên. Một số cuộc khảo sát, nghiên cứu đã thống kê tỷ lệ các vấn đề liên quan đến sử dụng internet quá mức, “nghiện” internet, “nghiện” game.
1.4.2.Các vấn đề liên quan đến bảo mật thông tin
Ngày nay, sự đa dạng của các thiết bị và ứng dụng được kết nối internet có nguy cơ gây ảnh hưởng đến quyền riêng tư và sự an toàn của trẻ em và thanh thiếu niên. Các môi trường hoạt động khác nhau làm phức tạp hóa việc sử dụng các cài
đặt bảo mật và an toàn trên các thiết bị riêng lẻ và nhiều ứng dụng (app) dành cho trẻ em có xu hướng không tiết lộ các hoạt động thu thập và chia sẻ dữ liệu của công ty. Không chỉ có vậy, như đã đề cập ở phần trên, hiện nay dấu vết số của trẻ em hiện đang hình thành từ độ tuổi rất nhỏ. Một số phụ huynh quay video, viết blog, thường xuyên đăng ảnh và video về trẻ trên mạng. Những dấu vết số này được tạo ra khi trẻ còn quá nhỏ để hiểu hoặc đồng ý với việc đăng tải của phụ huynh. Khả năng tìm, lấy lại hoặc xóa tài liệu do người khác đăng về trẻ trong tương lai là không có gì bảo đảm được (Holloway và cộng sự, 2013).
Quyền riêng tư vừa là phương tiện vừa là mục đích, tự nó có giá trị đối với quyền tự chủ, danh tính, sự bảo mật, sự tham gia và sự khỏe mạnh, hạnh phúc của người dùng. Tuy nhiên những nghiên cứu đi trước về vấn đề quyền riêng tư của trẻ đã chỉ ra rằng:
- Trẻ em càng nhỏ tuổi càng có xu hướng ‘công khai' hồ sơ của mình hơn.
- Hơn một phần tư người dùng mạng xã hội từ 9-12 tuổi đã đặt hồ sơ của các em ở chế độ công khai.
- Các quy tắc của cha mẹ đối với việc sử dụng mạng xã hội, khi được áp dụng, phần nào có hiệu quả, đặc biệt đối với trẻ nhỏ.
- Một phần tư người dùng mạng xã hội để giao tiếp trực tuyến với những người không liên quan đến cuộc sống hàng ngày của họ
- Một phần năm số trẻ có hồ sơ công khai hiển thị địa chỉ và / hoặc số điện thoại, gấp đôi so với những em để hồ sơ cá nhân ở chế độ riêng tư.
- Các tính năng được thiết kế để bảo vệ trẻ em không dễ hiểu đối với nhiều trẻ nhỏ và một số trẻ lớn hơn (Livingstone và cộng sự, 2011).
Đối với nhóm thanh thiếu niên, một báo cáo mới dựa trên khảo sát của 802 thanh thiếu niên nhằm xem xét cách quản lý quyền riêng tư của thanh thiếu niên trên các trang mạng xã hội:
- Thanh thiếu niên đang chia sẻ nhiều thông tin về bản thân trên các trang mạng xã hội hơn so với trước đây. Đối với năm loại thông tin cá nhân khác nhau được đo lường trong cả năm 2006 và 2012, mỗi loại có nhiều khả năng được người dùng mạng xã hội tuổi thanh thiếu niên chia sẻ hơn.
- Việc sử dụng Twitter của thanh thiếu niên đã tăng lên đáng kể: 24% thanh thiếu niên trực tuyến sử dụng Twitter, tăng từ 16% vào năm 2011.
- Người dùng Facebook ở độ tuổi thanh thiếu niên có trung bình khoảng 300 bạn bè, trong khi người dùng Twitter thanh thiếu niên thông thường có 79 người theo dõi.
- Các cuộc thảo luận nhóm tập trung với thanh thiếu niên cho thấy rằng các em đã bớt thích thú với Facebook, không thích sự hiện diện ngày càng tăng của người lớn, mọi người chia sẻ quá mức và có sự “kịch tính” gây căng thẳng, nhưng các em vẫn tiếp tục sử dụng vì sự tham gia vào đó là một phần quan trọng trong quá trình giao lưu xã hội tổng thể của thanh thiếu niên.
- Có 60% người dùng Facebook tuổi thanh thiếu niên giữ hồ sơ của bản thân ở chế độ riêng tư và hầu hết báo cáo rằng các em tin tưởng nhiều vào khả năng quản lý cài đặt của mình.
- Người dùng phương tiện truyền thông xã hội ở độ tuổi thanh thiếu niên không bày tỏ sự lo ngại về quyền truy cập của bên thứ ba vào dữ liệu của các em; chỉ 9% nói rằng các em rất lo ngại.
Ngày nay, thanh thiếu niên chia sẻ thông tin về bản thân các em trên các nền tảng mạng xã hội nhiều hơn trước đây. Cụ thể là:
- 91% đăng ảnh của chính mình, tăng từ 79% trong năm 2006.
- 71% đăng tên trường của chính mình, tăng từ 49%.
- 71% đăng thành phố hoặc thị trấn nơi các em sống, tăng từ 61%.
- 53% đăng địa chỉ email của mình, tăng từ 29%.
- 20% đăng số điện thoại di động của mình, tăng từ 2%.
- 92% đăng tên thật vào hồ sơ mà các em sử dụng thường xuyên nhất
- 84% đăng sở thích, chẳng hạn như phim, nhạc hoặc sách mà các em thích.
- 82% đăng ngày sinh của bản thân
- 62% đăng trạng thái mối quan hệ của bản thân
- 24% đăng video của chính mình
Không chỉ có vậy, kết quả từ nghiên cứu của Madden và cộng sự (2012) cũng cho thấy hầu hết các bậc phụ huynh cảm thấy lo ngại về những gì con củahọ làm trên mạng và hành vi của con trên mạng có thể bị người khác theo dõi. Một cuộc khảo sát trên 802 cha mẹ và con họ ở lứa tuổi thanh thiếu niên đã cho thấy:
- 81% phụ huynh nói rằng họ lo lắng về lượng thông tin mà các nhà quảng cáo có thể tìm hiểu về hành vi trực tuyến của con họ, với khoảng 46% là "rất" lo lắng.
- 72% phụ huynh lo lắng về cách con họ tương tác trực tuyến với những người mà họ không quen biết, với khoảng 53% cha mẹ “rất” lo lắng.
- 69% phụ huynh lo lắng về cách hoạt động trực tuyến của con họ có thể ảnh hưởng đến cơ hội học tập hoặc việc làm trong tương lai của chúng, với khoảng 44% “rất” lo lắng về điều đó.
- 69% phụ huynh lo lắng về cách con họ quản lý danh tính trên mạng, với khoảng 49% “rất” lo lắng về điều đó.
Ngoài ra, theo thống kê tại Việt Nam, có Người Việt Nam từ 16 - 64 tuổi lo ngại về cách mà các công ty sử dụng thông tin cá nhân của họ.
1.4.3.Các vấn đề liên quan đến thông tin sai lệch, tin giả, thông tin đồi trụy, thông tin không phù hợp với lứa tuổi
Ngày nay, chúng ta ngày càng chọn sử dụng internet và đặc biệt là mạng xã hội để tìm tin tức và các loại nội dung khác, nhưng chúng ta cũng lại thường không đặt câu hỏi về độ tin cậy của thông tin. Một vấn đề nghiêm trọng là trẻ em và thanh thiếu niên có xu hướng sử dụng công nghệ và internet trong tất cả các khía cạnh của cuộc sống hàng ngày, nhưng hầu hết các em cũng không thể phân biệt được đâu là tin giả và đâu là thông tin đáng tin cậy trong môi trường trực tuyến (Dumitru, 2020). Không chỉ có thông tin sai lệch, tin giả, trẻ em và thanh thiếu niên có thể tiếp xúc một cách chủ động và thụ động với những thông tin đồi trụy, những thông tin không phù hợp với lứa tuổi. Các loại nội dung thông tin có tính chất bất hợp pháp, có hại, không lành mạnh, không phù hợp với lứa tuổi đã và đang tồn tại trên internet và trẻ có thể tiếp cận bao gồm:
-Nội dung khuyến khích sử dụng chất gây nghiện.
- Nội dung khuyến khích việc tự sát và tự gây tốn thương.
- Nội dung lừa đảo.
Trẻ em có thể vô tình bắt gặp những nội dung đó, có thể được bạn bè giới thiệu hoặc có thể cố tình tìm kiếm nội dung đó. Trẻ cũng có thể tiếp cận thông qua các trang web tin tức, trang mạng xã hội hoặc trò chơi trực tuyến. Ở đó, những nội dung không phù hợp với lứa tuổi có thể được cung cấp vì mục đích thương mại và đôi khi, những nội dung đó cũng thường được cung cấp miễn phí hoặc có thể được tạo ra bởi chính những người dùng internet. Không chỉ có vậy, trên mạng còn có những lời khuyên có hại có thể dẫn đến việc tự tử, sử dụng ma túy hoặc rượu bia hoặc gây hình thành chứng rối loạn ăn uống (ví dụ: biếng ăn). Có thể thấy các trường hợp “thử thách” khiến trẻ em và thanh thiếu niên mất mạng như Cá voi xanh4, Momo5, Jonathan Galindo6, v.v.
- Theo thống kê tại châu Âu của Livingstone và cộng sự (2011), 14% trẻ em xem nội dung khiêu dâm trực tuyến và ngoại tuyến, trong đó ttrẻ 9-16 tuổi đã xem hình ảnh khiêu dâm trực tuyến và 4% khó chịu vì điều này; 23% đã xem hình ảnh tình dục (trên các trang web mà còn trên tivi hoặc video / DVD - 12%, trên tạp chí hoặc sách - 7%) (Livingstone và cộng sự, 2011). Nghiên cứu tại các quốc gia ở châu Âu trên gần 10.000 trẻ em này cũng đã báo cáo những nội dung khiến các em và bạn bè của các em cảm thấy khó chịu trên mạng: nội dung đồi trụy, khiêu dâm (22%) và nội dung bạo lực (18%). Trẻ sốc và sợ hãi khi nhìn thấy sự tàn ác, giết người, ngược đãi động vật, v.v. trên mạng (Livingstone và cộng sự, 2013). Không chỉ có vậy, đánh giá các kết quả nghiên cứu của Owens và cộng sự (2012)về tác động của việc tiếp xúc với nội dung khiêu dâm đã cho thấy bằng chứng rằng thanh thiếu niên xem nội dung khiêu dâm, đồi trụy có thể hình thành ở các em các giá trị và niềm tin về tình dục không thực tế.
1.4.4.Các vấn đề liên quan đến bạo lực, bắt nạt, quấy rối và xâm hại trực tuyến
Có nhiều hình thức gây hấn trực tuyến hoặc tấn công qua mạng, chẳng hạn như bạo lực, bắt nạt trực tuyến, quấy rối trực tuyến, tung tin đồn, giả mạo, tẩy chay, cô lập, lan truyền thông tin cá nhân trái với mong muốn của ai đó.
Bạo lực, bắt nạt trực tuyến được xem như một yếu tố nguy cơ, là rủi ro đối với thanh thiếu niên khi sử dụng internet và phương tiện công nghệ. “Bắt nạt trực tuyến nằm trong hình thức bắt nạt gián tiếp, xảy ra khi một người hoặc một nhóm người (thủ phạm) thực hiện hành vi bắt nạt thông qua các tiện ích và ứng dụng trên internet hướng tới việc làm tổn thương tinh thần, tâm lý của người khác (nạn nhân) một cách có chủ ý, lặp đi lặp lại và có thái độ đe dọa, thù địch” (Trần Văn Công và cộng sự, 2015). Bắt nạt trực tuyến cũng có những hình thức như bắt nạt truyền thống trước đây, biểu hiện hành vi có những nét giống nhau như:
Bảng 2. Các dạng và phân loại hình thức bắt nạt (Vandebosch và cộng sự, 2009)
Nghiêm trọng hơn, bắt nạt trực tuyến đang là hiện tượng đáng báo động xảy ra phổ biến trên toàn thế giới, dấy lên sự quan ngại sâu sắc trong cộng đồng. Theo thống kê tại các nước châu Âu, 6% trẻ từ 9 - 16 tuổi đã từng bị bắt nạt trực tuyến, 3% từng đi bắt nạt người khác trực tuyến. Tại Việt Nam, theo nghiên cứu của Trần Văn Công (2017) trên 955 học sinh tiểu học và THCS, có 0.5 - 1.6% học sinh báo cáo thường xuyên bị bắt nạt trực tuyến bởi các hình thức khác nhau như: Giả vờ là em để gửi hoặc đăng những tin trên mạng nhằm làm hại uy tín hay tình bạn của em (chiếm 1.1%), gửi những tin nhắn ác ý cho em hoặc đe dọa em trên mạng (chiếm 0.7%), đăng những bí mật hoặc những tấm ảnh riêng tư của em lên mạng mà không được em cho phép (chiếm 0.7%), đăng những tin đồn ác ý hoặc không đúng sự thật về em lên mạng (chiếm 0.5%), nhóm bạn trên mạng loại em ra và không cho em tham gia vào nhóm đó nữa (chiếm 1.6%).
Trong những năm trở lại đây, tỷ lệ học sinh bị bắt nạt trực tuyến có xu hướng ngày càng tăng lên. Những học sinh bị bắt nạt có thể phải chịu những hệ quả tiêu cực về cả sức khỏe thể chất (ví dụ như vấn đề về giấc ngủ, đau đầu, kém ăn, v.v.) và tinh thần (ví dụ như lo âu, trầm cảm, v.v.), thành tích học tập giảm sút, sự kết nối với các mối quan hệ xã hội giảm sút và có trường hợp là ảnh hưởng đến cả tính mạng với các vụ tự sát. Những hệ quả này không chỉ liên quan đến nạn nhân, mà còn liên quan đến cả thủ phạm và những người chứng kiến vụ bắt nạt
(Trần Văn Công – 2009)
1.4.5.Các vấn đề liên quan đến vi-rút, và các phần mềm độc hại
Phần mềm độc hại (malware) là viết tắt của malicious software. Đây là thuật ngữ để chỉ bất kỳ phần mềm nào được tạo ra với mục đích xấu. Malware thường được tạo ra với mục đích để khai thác lỗ hổng trên máy tính của bạn. Để truy cập trái phép và đánh cắp các thông tin cá nhân. Tuy nhiên, hiện nay có rất nhiều loại malware khác nhau và không phải tất cả đều đánh cắp thông tin của người dùng. Những phần mềm tự hoạt động mà không có sự cho phép của người dùng đều có thể coi là phần mềm độc hại.
Khi truy cập vào một số trang web, quảng cáo và phần mềm miễn phí sẽ tự động được tải xuống bộ nhớ. Các chương trình này có thể là những chương trình/ phần mềm độc hại, có thể làm hỏng hoặc phá hủy hoàn toàn máy tính và thông tin của người dùng (Ojagverdiyeva, 2018). Cụ thể, phần mềm độc hại có thể gây ra một số hậu quả khác nhau tùy thuộc vào từng loại:
- Virus: Xâm nhập các tệp chương trình và tệp cá nhân.
nguy cơ tiềm ẩn khi các em sử dụng internet, các rủi ro cũng ngày một đa dạng, khó lường hơn. Thứ ba, trẻ em tiếp nhận sớm và vì công nghệ đã phát triển với tốc độ nhanh chóng nên cha mẹ, người giám hộ và người chăm sóc có thể gặp khó khăn để giám sát có hiệu quả các hoạt động của trẻ em trên môi trường mạng. Cuối cùng, môi trường mạng chứa đầy những điều thú vị, hấp dẫn sự tò mò của trẻ, nếu tận dụng được điểm này có thể giúp trẻ tiếp cận với nhiều nguồn thông tin có ích, nhưng ở một mặt khác, có thể khiến trẻ gặp phải nhiều rủi ro, có thể dẫn đến những hậu quả về cả thể chất, tinh thần.
1.5. Thực trạng giáo dục kỹ năng sử dụng mạng an toàn
Tại Việt Nam,_theo Trung tâm Công nghệ thông tin và truyền thông (2017), tại Việt Nam:
2. Bắt nạt trực tuyến và ứng phó với bắt nạt trực tuyến (Xem tiếp số 6)
NGUY CƠ TỔN THƯƠNG TÂM LÝ TRÊN KHÔNG
GIAN MẠNG VÀ NHỮNG PHƯƠNG THỨC GIÁO VIÊN, PHỤ HUYNH
TƯ VẤN HỖ TRỢ
PGS.TS. Trần Thành Nam
1.4.Thách thức và nguy cơ của internet đối với trẻ em và thanh thiếu niên
Tổng hợp thực tiễn và kết quả từ các nghiên cứu đã cho thấy trẻ em và thanh thiếu niên ngày nay bên cạnh việc được hưởng lợi từ internet, khi sử dụng, các em có thể còn phải đối mặt với các vấn đề nguy cơ mất an toàn trong không gian mạng như sau:
- Các vấn đề liên quan đến mất cân bằng trong việc sử dụng internet và cuộc sống thực
- Các vấn đề liên quan đến bảo mật thông tin
- Các vấn đề liên quan đến thông tin sai lệch, tin giả, thông tin đồi trụy, thông tin không phù hợp với lứa tuổi
- Các vấn đề liên quan đến bạo lực, bắt nạt, quấy rối và xâm hại trực tuyến
- Các vấn đề liên quan đến vi-rút, và các phần mềm độc hại
Mặc dù internet đem lại những lợi ích như đã trình bày trong phần trên, nhưng có thể thấy rằng thực tế vẫn cho thấy sự tồn tại của các tác động tiêu cực nếu như việc sử dụng này là quá mức. Ví dụ, nghiên cứu của Muralidharan và cộng sự (2018) cho thấy việc sinh viên sử dụng nhiều internet (lên đến 6 giờ) có thể liên quan đến thành tích học tập thấp. Internet có thể có những tác động tiêu cực đến các tương tác xã hội và hệ thống xã hội. Internet có thể khiến những trẻ bị lo lắng né tránh đối mặt với nỗi sợ hãi. Trẻ có thể bị cám dỗ giao lưu trực tuyến để trốn tránh những khó khăn của thế giới xã hội thực. Trẻ có thể thu mình khỏi các mối quan hệ đôi khi hỗn loạn của giai đoạn cuộc sống thực và “trốn” vào các mối quan hệ trực tuyến. Với vai trò là một thiết bị giải trí, internet có thể khiến trẻ em rời xa việc học tập hay tương tác trong thế giới thực - điều vốn cần thiết cho sự phát triển về nhiều mặt của trẻ (Bremer, 2005).
Các kỹ năng xã hội và các mối quan hệ có thể bị ảnh hưởng do thời gian mà trẻ giao tiếp trực tuyến nhiều hơn thời gian dành để tương tác trực tiếp, chẳng hạn như việc tình bạn trong thế giới thực.
Về mặt sức khỏe về mặt thể chất, các nhà nghiên cứu đã có lo ngại rằng bản chất ít vận động của việc sử dụng máy tính, internet nói chung đang góp phần vào vấn đề thừa cân, béo phì ở trẻ em (Aghasi và cộng sự, 2020). Ngoài ra, đã có thêm những lo ngại về các vấn đề ở người dùng máy tính trưởng thành, bao gồm mỏi mắt, suy giảm thị lực, căng cơ lưng, cổ, vai và đau lưng dưới (Bener & Al- Mahdi, 2012; Hakala và cộng sự, 2006).
Về mặt sức khỏe tâm thần, việc sử dụng internet quá mức, không hợp lý cũng gây ra những tác động tiêu cực đến sự khỏe mạnh về tinh thần của trẻ em và thanh thiếu niên. Một số cuộc khảo sát, nghiên cứu đã thống kê tỷ lệ các vấn đề liên quan đến sử dụng internet quá mức, “nghiện” internet, “nghiện” game.
1.4.2.Các vấn đề liên quan đến bảo mật thông tin
Ngày nay, sự đa dạng của các thiết bị và ứng dụng được kết nối internet có nguy cơ gây ảnh hưởng đến quyền riêng tư và sự an toàn của trẻ em và thanh thiếu niên. Các môi trường hoạt động khác nhau làm phức tạp hóa việc sử dụng các cài
đặt bảo mật và an toàn trên các thiết bị riêng lẻ và nhiều ứng dụng (app) dành cho trẻ em có xu hướng không tiết lộ các hoạt động thu thập và chia sẻ dữ liệu của công ty. Không chỉ có vậy, như đã đề cập ở phần trên, hiện nay dấu vết số của trẻ em hiện đang hình thành từ độ tuổi rất nhỏ. Một số phụ huynh quay video, viết blog, thường xuyên đăng ảnh và video về trẻ trên mạng. Những dấu vết số này được tạo ra khi trẻ còn quá nhỏ để hiểu hoặc đồng ý với việc đăng tải của phụ huynh. Khả năng tìm, lấy lại hoặc xóa tài liệu do người khác đăng về trẻ trong tương lai là không có gì bảo đảm được (Holloway và cộng sự, 2013).
Quyền riêng tư vừa là phương tiện vừa là mục đích, tự nó có giá trị đối với quyền tự chủ, danh tính, sự bảo mật, sự tham gia và sự khỏe mạnh, hạnh phúc của người dùng. Tuy nhiên những nghiên cứu đi trước về vấn đề quyền riêng tư của trẻ đã chỉ ra rằng:
- Trẻ em càng nhỏ tuổi càng có xu hướng ‘công khai' hồ sơ của mình hơn.
- Hơn một phần tư người dùng mạng xã hội từ 9-12 tuổi đã đặt hồ sơ của các em ở chế độ công khai.
- Các quy tắc của cha mẹ đối với việc sử dụng mạng xã hội, khi được áp dụng, phần nào có hiệu quả, đặc biệt đối với trẻ nhỏ.
- Một phần tư người dùng mạng xã hội để giao tiếp trực tuyến với những người không liên quan đến cuộc sống hàng ngày của họ
- Một phần năm số trẻ có hồ sơ công khai hiển thị địa chỉ và / hoặc số điện thoại, gấp đôi so với những em để hồ sơ cá nhân ở chế độ riêng tư.
- Các tính năng được thiết kế để bảo vệ trẻ em không dễ hiểu đối với nhiều trẻ nhỏ và một số trẻ lớn hơn (Livingstone và cộng sự, 2011).
Đối với nhóm thanh thiếu niên, một báo cáo mới dựa trên khảo sát của 802 thanh thiếu niên nhằm xem xét cách quản lý quyền riêng tư của thanh thiếu niên trên các trang mạng xã hội:
- Thanh thiếu niên đang chia sẻ nhiều thông tin về bản thân trên các trang mạng xã hội hơn so với trước đây. Đối với năm loại thông tin cá nhân khác nhau được đo lường trong cả năm 2006 và 2012, mỗi loại có nhiều khả năng được người dùng mạng xã hội tuổi thanh thiếu niên chia sẻ hơn.
- Việc sử dụng Twitter của thanh thiếu niên đã tăng lên đáng kể: 24% thanh thiếu niên trực tuyến sử dụng Twitter, tăng từ 16% vào năm 2011.
- Người dùng Facebook ở độ tuổi thanh thiếu niên có trung bình khoảng 300 bạn bè, trong khi người dùng Twitter thanh thiếu niên thông thường có 79 người theo dõi.
- Các cuộc thảo luận nhóm tập trung với thanh thiếu niên cho thấy rằng các em đã bớt thích thú với Facebook, không thích sự hiện diện ngày càng tăng của người lớn, mọi người chia sẻ quá mức và có sự “kịch tính” gây căng thẳng, nhưng các em vẫn tiếp tục sử dụng vì sự tham gia vào đó là một phần quan trọng trong quá trình giao lưu xã hội tổng thể của thanh thiếu niên.
- Có 60% người dùng Facebook tuổi thanh thiếu niên giữ hồ sơ của bản thân ở chế độ riêng tư và hầu hết báo cáo rằng các em tin tưởng nhiều vào khả năng quản lý cài đặt của mình.
- Người dùng phương tiện truyền thông xã hội ở độ tuổi thanh thiếu niên không bày tỏ sự lo ngại về quyền truy cập của bên thứ ba vào dữ liệu của các em; chỉ 9% nói rằng các em rất lo ngại.
Ngày nay, thanh thiếu niên chia sẻ thông tin về bản thân các em trên các nền tảng mạng xã hội nhiều hơn trước đây. Cụ thể là:
- 91% đăng ảnh của chính mình, tăng từ 79% trong năm 2006.
- 71% đăng tên trường của chính mình, tăng từ 49%.
- 71% đăng thành phố hoặc thị trấn nơi các em sống, tăng từ 61%.
- 53% đăng địa chỉ email của mình, tăng từ 29%.
- 20% đăng số điện thoại di động của mình, tăng từ 2%.
- 92% đăng tên thật vào hồ sơ mà các em sử dụng thường xuyên nhất
- 84% đăng sở thích, chẳng hạn như phim, nhạc hoặc sách mà các em thích.
- 82% đăng ngày sinh của bản thân
- 62% đăng trạng thái mối quan hệ của bản thân
- 24% đăng video của chính mình
Không chỉ có vậy, kết quả từ nghiên cứu của Madden và cộng sự (2012) cũng cho thấy hầu hết các bậc phụ huynh cảm thấy lo ngại về những gì con củahọ làm trên mạng và hành vi của con trên mạng có thể bị người khác theo dõi. Một cuộc khảo sát trên 802 cha mẹ và con họ ở lứa tuổi thanh thiếu niên đã cho thấy:
- 81% phụ huynh nói rằng họ lo lắng về lượng thông tin mà các nhà quảng cáo có thể tìm hiểu về hành vi trực tuyến của con họ, với khoảng 46% là "rất" lo lắng.
- 72% phụ huynh lo lắng về cách con họ tương tác trực tuyến với những người mà họ không quen biết, với khoảng 53% cha mẹ “rất” lo lắng.
- 69% phụ huynh lo lắng về cách hoạt động trực tuyến của con họ có thể ảnh hưởng đến cơ hội học tập hoặc việc làm trong tương lai của chúng, với khoảng 44% “rất” lo lắng về điều đó.
- 69% phụ huynh lo lắng về cách con họ quản lý danh tính trên mạng, với khoảng 49% “rất” lo lắng về điều đó.
Ngoài ra, theo thống kê tại Việt Nam, có Người Việt Nam từ 16 - 64 tuổi lo ngại về cách mà các công ty sử dụng thông tin cá nhân của họ.
1.4.3.Các vấn đề liên quan đến thông tin sai lệch, tin giả, thông tin đồi trụy, thông tin không phù hợp với lứa tuổi
Ngày nay, chúng ta ngày càng chọn sử dụng internet và đặc biệt là mạng xã hội để tìm tin tức và các loại nội dung khác, nhưng chúng ta cũng lại thường không đặt câu hỏi về độ tin cậy của thông tin. Một vấn đề nghiêm trọng là trẻ em và thanh thiếu niên có xu hướng sử dụng công nghệ và internet trong tất cả các khía cạnh của cuộc sống hàng ngày, nhưng hầu hết các em cũng không thể phân biệt được đâu là tin giả và đâu là thông tin đáng tin cậy trong môi trường trực tuyến (Dumitru, 2020). Không chỉ có thông tin sai lệch, tin giả, trẻ em và thanh thiếu niên có thể tiếp xúc một cách chủ động và thụ động với những thông tin đồi trụy, những thông tin không phù hợp với lứa tuổi. Các loại nội dung thông tin có tính chất bất hợp pháp, có hại, không lành mạnh, không phù hợp với lứa tuổi đã và đang tồn tại trên internet và trẻ có thể tiếp cận bao gồm:
- Nội dung xuyên tạc, bịa đặt, mạo danh về tổ chức, cá nhân.
- Nội dung mang tính bạo lực
- Nội dung văn hóa phẩm đồi trụy.
-Nội dung khuyến khích sử dụng chất gây nghiện.
- Nội dung khuyến khích việc tự sát và tự gây tốn thương.
- Nội dung lừa đảo.
Trẻ em có thể vô tình bắt gặp những nội dung đó, có thể được bạn bè giới thiệu hoặc có thể cố tình tìm kiếm nội dung đó. Trẻ cũng có thể tiếp cận thông qua các trang web tin tức, trang mạng xã hội hoặc trò chơi trực tuyến. Ở đó, những nội dung không phù hợp với lứa tuổi có thể được cung cấp vì mục đích thương mại và đôi khi, những nội dung đó cũng thường được cung cấp miễn phí hoặc có thể được tạo ra bởi chính những người dùng internet. Không chỉ có vậy, trên mạng còn có những lời khuyên có hại có thể dẫn đến việc tự tử, sử dụng ma túy hoặc rượu bia hoặc gây hình thành chứng rối loạn ăn uống (ví dụ: biếng ăn). Có thể thấy các trường hợp “thử thách” khiến trẻ em và thanh thiếu niên mất mạng như Cá voi xanh4, Momo5, Jonathan Galindo6, v.v.
- Theo thống kê tại châu Âu của Livingstone và cộng sự (2011), 14% trẻ em xem nội dung khiêu dâm trực tuyến và ngoại tuyến, trong đó ttrẻ 9-16 tuổi đã xem hình ảnh khiêu dâm trực tuyến và 4% khó chịu vì điều này; 23% đã xem hình ảnh tình dục (trên các trang web mà còn trên tivi hoặc video / DVD - 12%, trên tạp chí hoặc sách - 7%) (Livingstone và cộng sự, 2011). Nghiên cứu tại các quốc gia ở châu Âu trên gần 10.000 trẻ em này cũng đã báo cáo những nội dung khiến các em và bạn bè của các em cảm thấy khó chịu trên mạng: nội dung đồi trụy, khiêu dâm (22%) và nội dung bạo lực (18%). Trẻ sốc và sợ hãi khi nhìn thấy sự tàn ác, giết người, ngược đãi động vật, v.v. trên mạng (Livingstone và cộng sự, 2013). Không chỉ có vậy, đánh giá các kết quả nghiên cứu của Owens và cộng sự (2012)về tác động của việc tiếp xúc với nội dung khiêu dâm đã cho thấy bằng chứng rằng thanh thiếu niên xem nội dung khiêu dâm, đồi trụy có thể hình thành ở các em các giá trị và niềm tin về tình dục không thực tế.
1.4.4.Các vấn đề liên quan đến bạo lực, bắt nạt, quấy rối và xâm hại trực tuyến
Có nhiều hình thức gây hấn trực tuyến hoặc tấn công qua mạng, chẳng hạn như bạo lực, bắt nạt trực tuyến, quấy rối trực tuyến, tung tin đồn, giả mạo, tẩy chay, cô lập, lan truyền thông tin cá nhân trái với mong muốn của ai đó.
Bạo lực, bắt nạt trực tuyến được xem như một yếu tố nguy cơ, là rủi ro đối với thanh thiếu niên khi sử dụng internet và phương tiện công nghệ. “Bắt nạt trực tuyến nằm trong hình thức bắt nạt gián tiếp, xảy ra khi một người hoặc một nhóm người (thủ phạm) thực hiện hành vi bắt nạt thông qua các tiện ích và ứng dụng trên internet hướng tới việc làm tổn thương tinh thần, tâm lý của người khác (nạn nhân) một cách có chủ ý, lặp đi lặp lại và có thái độ đe dọa, thù địch” (Trần Văn Công và cộng sự, 2015). Bắt nạt trực tuyến cũng có những hình thức như bắt nạt truyền thống trước đây, biểu hiện hành vi có những nét giống nhau như:
Bảng 2. Các dạng và phân loại hình thức bắt nạt (Vandebosch và cộng sự, 2009)
Bắt nạt truyền thống | Bắt nạt trực tuyến |
Bắt nạt trực tiếp - Thể chất (VD: đánh)/ vật chất - Tài sản (VD: phá hoại đồ dùng của người khác) - Bằng lời nói (VD: gọi ai đó bằng tên biệt danh xấu) - Không bằng lời nói (VD: làm những cử chỉ tục tĩu) - Xã hội (VD: loại ai đó ra khỏi một nhóm) | Bắt nạt trực tiếp - Thể chất/ vật chất: - Tài sản (VD: cố ý gửi file chứa vi- rút) - Bằng lời nói (VD: sử dụng điện thoại hoặc Internet để đe dọa hoặc tấn công) - Không bằng lời nói (VD: gửi những hình ảnh đe dọa, tục tĩu) - Xã hội (VD: loại trừ ai đó khỏi nhóm trên mạng) |
Bắt nạt gián tiếp | Bắt nạt gián tiếp |
Bắt nạt truyền thống | Bắt nạt trực tuyến |
(VD: lan truyền tin đồn sai sự thật) |
|
Trong những năm trở lại đây, tỷ lệ học sinh bị bắt nạt trực tuyến có xu hướng ngày càng tăng lên. Những học sinh bị bắt nạt có thể phải chịu những hệ quả tiêu cực về cả sức khỏe thể chất (ví dụ như vấn đề về giấc ngủ, đau đầu, kém ăn, v.v.) và tinh thần (ví dụ như lo âu, trầm cảm, v.v.), thành tích học tập giảm sút, sự kết nối với các mối quan hệ xã hội giảm sút và có trường hợp là ảnh hưởng đến cả tính mạng với các vụ tự sát. Những hệ quả này không chỉ liên quan đến nạn nhân, mà còn liên quan đến cả thủ phạm và những người chứng kiến vụ bắt nạt
(Trần Văn Công – 2009)
1.4.5.Các vấn đề liên quan đến vi-rút, và các phần mềm độc hại
Phần mềm độc hại (malware) là viết tắt của malicious software. Đây là thuật ngữ để chỉ bất kỳ phần mềm nào được tạo ra với mục đích xấu. Malware thường được tạo ra với mục đích để khai thác lỗ hổng trên máy tính của bạn. Để truy cập trái phép và đánh cắp các thông tin cá nhân. Tuy nhiên, hiện nay có rất nhiều loại malware khác nhau và không phải tất cả đều đánh cắp thông tin của người dùng. Những phần mềm tự hoạt động mà không có sự cho phép của người dùng đều có thể coi là phần mềm độc hại.
Khi truy cập vào một số trang web, quảng cáo và phần mềm miễn phí sẽ tự động được tải xuống bộ nhớ. Các chương trình này có thể là những chương trình/ phần mềm độc hại, có thể làm hỏng hoặc phá hủy hoàn toàn máy tính và thông tin của người dùng (Ojagverdiyeva, 2018). Cụ thể, phần mềm độc hại có thể gây ra một số hậu quả khác nhau tùy thuộc vào từng loại:
- Virus: Xâm nhập các tệp chương trình và tệp cá nhân.
- Spyware - Phần mềm gián điệp : Thu thập thông tin cá nhân.
- Worm: Sâu máy tính làm hư hại các file tài liệu và tự nhân bản trên internet.
- Trojan horse: Một phần mềm độc hại núp bóng các chương trình an toàn để đánh cắp mật khẩu, thông tin.
- Browser hijacker : Phần mềm sửa đổi trình duyệt web. Nó có thể cài thêm quảng cáo, chuyển hướng trang đích khi duyệt web.
- Rootkit : Phần mềm giành quyền quản trị vì mục đích độc hại.
nguy cơ tiềm ẩn khi các em sử dụng internet, các rủi ro cũng ngày một đa dạng, khó lường hơn. Thứ ba, trẻ em tiếp nhận sớm và vì công nghệ đã phát triển với tốc độ nhanh chóng nên cha mẹ, người giám hộ và người chăm sóc có thể gặp khó khăn để giám sát có hiệu quả các hoạt động của trẻ em trên môi trường mạng. Cuối cùng, môi trường mạng chứa đầy những điều thú vị, hấp dẫn sự tò mò của trẻ, nếu tận dụng được điểm này có thể giúp trẻ tiếp cận với nhiều nguồn thông tin có ích, nhưng ở một mặt khác, có thể khiến trẻ gặp phải nhiều rủi ro, có thể dẫn đến những hậu quả về cả thể chất, tinh thần.
1.5. Thực trạng giáo dục kỹ năng sử dụng mạng an toàn
Tại Việt Nam,_theo Trung tâm Công nghệ thông tin và truyền thông (2017), tại Việt Nam:
- Phần lớn trẻ em tự học cách dùng Internet (68%) hoặc học từ bạn bè (17%)
- Trẻ em học cách dùng internet rất ít học từ cha mẹ mình (2%) hoặc nhà trường (11%)
- Hầu hết các trường học chỉ dạy học sinh kỹ năng tin học, chưa hình thành năng lực thông tin và kỹ năng sử dụng mạng an toàn.
2. Bắt nạt trực tuyến và ứng phó với bắt nạt trực tuyến (Xem tiếp số 6)
Tác giả bài viết: PGS.TS. Trần Thành Nam
Từ khóa:
Bạn đã xem chưa ?
- SỐ 10 HƯỚNG DẪN KỸ NĂNG TƯ VẤN HỖ TRỢ TÂM LÝ CHO HỌC SINH TRONG ĐẠI DỊCH COVID-19 VÀ SAU KHI QUAY LẠI TRƯỜNG HỌC (29/04/2022)
- Số 9 HƯỚNG DẪN KỸ NĂNG TƯ VẤN HỖ TRỢ TÂM LÝ CHO HỌC SINH TRONG ĐẠI DỊCH COVID-19 VÀ SAU KHI QUAY LẠI TRƯỜNG HỌC (29/04/2022)
- SỐ 8 : HƯỚNG DẪN KỸ NĂNG TƯ VẤN HỖ TRỢ TÂM LÝ CHO HỌC SINH TRONG ĐẠI DỊCH COVID-19 VÀ SAU KHI QUAY LẠI TRƯỜNG HỌC (19/04/2022)
- SỐ 7 NGUY CƠ TỔN THƯƠNG TÂM LÝ TRÊN KHÔNG GIAN MẠNG VÀ NHỮNG PHƯƠNG THỨC GIÁO VIÊN, PHỤ HUYNH TƯ VẤN HỖ TRỢ (19/04/2022)
- Số 6: NGUY CƠ TỔN THƯƠNG TÂM LÝ TRÊN KHÔNG GIAN MẠNG VÀ NHỮNG PHƯƠNG THỨC GIÁO VIÊN, PHỤ HUYNH TƯ VẤN HỖ TRỢ (15/04/2022)
Tham khảo thêm
- Số 4- NGUY CƠ TỔN THƯƠNG TÂM LÝ TRÊN KHÔNG GIAN MẠNG VÀ NHỮNG PHƯƠNG THỨC GIÁO VIÊN, PHỤ HUYNH TƯ VẤN HỖ TRỢ (07/04/2022)
- Nhận diện những vấn đề tâm lý học sinh phổ thông trong đại dịch Covid 19 số 3 (01/04/2022)
- Nhận diện những vấn đề tâm lý học sinh phổ thông trong đại dịch Covid 19 số 2 (29/03/2022)
- Nhận diện những vấn đề tâm lý học sinh phổ thông trong đại dịch Covid 19 số 1 (26/03/2022)