4. Giáo viên với công tác hỗ trợ tâm lý học sinh trong quá trình học tập trực tuyến do dịch bệnh
4.1. Hướng dẫn học sinh vượt qua cảm xúc tiêu cực khi học tập trực tuyến
Với nhóm khó khăn tâm lý liên quan đến sức khỏe thể chất, giáo viên cần hướng dẫn học sinh chủ động chăm sóc bản thân; lên kế hoạch sinh hoạt khoa học:
Ăn, ngủ đúng giờ, ngủ đủ giấc; thời gian ngủ nên trước 10 giờ 30 phút tối và thức dậy vào giờ phù hợp để kịp ăn uống, học online mà không quá cập rập. Cùng với đó, tập thể dục hàng ngày, vận động nhẹ nhàng trong giờ học, có thể nhắm mắt khi nghe bài giảng hạn chế nhìn màn hình máy tính...
Với những vấn đề tâm lý liên quan đến học tập, giáo viên cần hướng dẫn học sinh cách suy nghĩ tích cực; chủ động mở lòng chia sẻ với thầy cô, cha mẹ, người thân về khó khăn của mình để nhận được sự trợ giúp.
Khi học căng thẳng, giáo viên tổ chức cho học sinh vận động nhẹ nhàng, hít thở thật sâu để thư giãn; trong khi học nên có quãng nghỉ để thay đổi tư thế, không ngồi quá lâu trước màn hình. Hướng dẫn các em học sinh nên có một số vật dụng giúp thư giãn sau giờ học như đánh đàn, chơi bóng, gấp giấy...
Với học sinh gặp khó khăn tâm lý liên quan đến giao tiếp, người giáo viên cần hướng dẫn các em chia sẻ những khó khăn, vướng mắc của mình với bạn bè, người thân, thầy cô giáo hay bất kì ai mà mình thấy tin tưởng.
Giáo viên phối hợp phụ huynh thiết lập thời gian sử dụng điện thoại, Internet trong ngày hợp lí. Cố gắng hướng học sinh tăng cường nói chuyện, tương tác với bạn bè, người thân trong gia đình.
Khi có vấn đề tâm lý liên quan đến gia đình, giáo viên hãy gợi mở cho học sinh biết cách tìm đến người mà mình yêu thích để chia sẻ, không nên giữ trong lòng và chịu đựng một mình; giữ khoảng cách với thành viên mà bản thân thấy không hợp; tìm đến những thú vui của bản thân như nghe nhạc, xem phim hài. Học sinh cũng không nên tìm hiểu sâu, quá nhiều về những thông tin liên quan đến dịch bệnh hay tệ nạn xã hội, mà dành thời gian làm công việc gia đình, như nấu cơm, dọn nhà cửa, nấu một món ăn mình yêu thích.
4.2. Cách ứng xử, giao tiếp của giáo viên đối với học sinh gặp khó khăn tâm lý trong quá trình dạy học trực tuyến
Giáo viên là người trực tiếp ảnh hưởng đến sự hình thành nhân cách và tiếp thu kiến thức của học sinh. Vì vậy, nếu tạo lập được mối quan hệ giữa thầy và trò như ý thì hiệu quả đạt được là vô cùng tuyệt vời.
Việc ứng xử đúng cách của thầy cô sẽ giúp mối quan hệ với các em học sinh trở nên tốt đẹp hơn. Các em hiểu được mình cần phải lịch sự và tôn trọng người dạy dỗ mình, đây chính là mối quan hệ văn minh nhất. Điều này phụ thuộc rất nhiều vào việc giáo viên có cách giao tiếp như thế nào với mỗi tình huống thực tế. Nếu mối quan hệ giữa hai bên tốt đẹp, môi trường học tập lành mạnh và thân thiện thì cả giáo viên và học sinh đều sẽ cảm thấy vui vẻ, thoải mái. Giáo viên có được tâm trạng phù hợp để nỗ lực hơn, truyền đạt nhiều kiến thức hữu ích.
+ Ứng xử chuẩn mực
Việc áp dụng cách ứng xử của giáo viên với học sinh chuẩn mực giúp các em không chỉ phát triển về trí tuệ mà còn có lối sống, đạo đức phù hợp với xã hội văn minh. Thầy cô giáo cần phải thận trọng, khéo léo khi giải quyết vấn đề mà học sinh gặp phải, cần hướng dẫn, uốn nắn; thầy cô không nên can thiệp thô bạo, dùng các biện pháp bạo lực, áp đặt đối với các em học sinh...
+ Hiểu và đồng cảm với khó khăn của học sinh
Trong quá trình giảng dạy, không ít lần giáo viên sẽ gặp phải các tình huống học sinh không thực hiện đúng các quy định của lớp, của trường. Nhiều em còn có hành vi gây mất trật tự trong lớp, ảnh hưởng đến bạn khác. Trong lúc này, bình thường chúng ta có thể sử dụng các biện pháp trách phạt để chấn chỉnh, nhưng các thầy cô nên giữ bình tĩnh, đặt mình vào hoàn cảnh, vị trí của các em để hiểu lý do tại sao học sinh lại có phản ứng như vậy. Khi làm điều này, có thể thầy cô nhận ra rằng, đằng sau sự bướng bỉnh của học trò còn những góc khuất cần được chia sẻ.
+ Công bằng trong đánh giá
Yếu tố quan trọng nhất để học sinh phát triển toàn diện, cả về tính cách, thể chất và tinh thần chính là sự công bằng. Giáo viên phải khiến các em cảm nhận được sự bình đẳng, không em nào thua kém em nào và các em có quyền được yêu thương ngang nhau. Thầy cô không nên để cảm xúc cá nhân xen lẫn vào việc giảng dạy để tránh dẫn đến các hậu quả đáng ngại trong quá trình làm việc của mình.
+ Lắng nghe và chia sẻ
Bên cạnh công bằng, giáo viên còn cần lắng nghe và tôn trọng ý kiến của học sinh. Các em đang ở trong độ tuổi hình thành nên sự cảm quan với thế giới xung quan, học cách đối nhân xử thế. Chỉ cần một sai sót nhỏ trong việc thiếu quan tâm, lơ là học sinh, thầy cô sẽ cảm nhận ngay được sự thay đổi. Hơn nữa, nếu không lắng nghe, giáo viên sẽ càng thêm mệt mỏi vì không hiểu học trò.
Nếu có em học sinh phạm lỗi, thay vì chỉ trích gay gắt, người thầy, người cô nên chọn cách nhẹ nhàng hơn. Không có chuyện gì xảy ra là không có lý do, chỉ là người trong cuộc có thể hiểu hay không. Đôi khi, giáo viên sẽ cảm thấy bất ngờ với những gì học sinh chia sẻ và có thêm nhiều kinh nghiệm để giảng dạy. Bởi vốn dĩ, không có ai sinh ra đã trở thành người tốt ngay lập tức. Vì vậy, hãy lắng nghe học sinh để có cách ứng xử của giáo viên với học sinh tốt nhất trong nhiều trường hợp
+ Ứng xử đúng đắn, không phân biệt
Ở tuổi học trò, các em vô cùng nhạy cảm, chỉ cần một hành động nhỏ cho thấy sự thiên vị, các em sẽ nhận ra ngay. Điều này có thể thấy rõ ràng trong việc một đứa bé sẽ tự nhiên gần gũi hơn với người mà mình cảm thấy an toàn. Do đó, dù vô tình hay hữu ý, thầy cô nên cố gắng hạn chế việc ứng xử phân biệt này. Bất cứ em học sinh nào cũng cần được yêu thương và quan tâm khi đến lớp.
+ Giao tiếp phù hợp
Mỗi đứa trẻ sở hữu một tính cách khác nhau, và điều này càng rõ ràng khi các em bước vào tuổi dậy thì. Muốn uốn nắn được các em vào nề nếp, ngoan ngoãn và biết phân biệt đúng sai thì cách ứng xử của giáo viên với học sinh rất quan trọng. Tùy vào mỗi em mà thầy cô cần có cách giao tiếp khác nhau, thay vì áp đặt chung một phương pháp gây phản tác dụng.
+ Nêu gương trong ứng xử
Thầy cô luôn là tấm gương mẫu mực, tuyệt vời để các em học sinh noi theo, trong cả cách nói chuyện, học tập hay xử lý tình huống. Vì thế, nếu đã nhận trọng trách làm “người lái đò”, giáo viên cần xây dựng hình mẫu chuẩn mực trước các em. Trong đó, nhất thiết thầy cô phải cho các em thấy, mỗi người đều phải có tấm lòng bao dung, hiếu thảo, chan hòa và nghĩa tình.
+ Kết nối chuyên gia, nhà tư vấn
Khi gặp phải những dấu hiệu rỗi nhiễu tâm lý từ phía học sinh, các thầy cô nhanh chóng kết nối với các chuyên gia, nhà tâm lý để lắng nghe những chỉ dẫn để hỗ trợ cho học sinh một cách tốt nhất. Giáo viên không nên tự mình can thiệp để trị liệu hay hỗ trợ tâm lý cho học sinh mà nên động viên, trấn an trẻ, giúp trẻ
nói ra những khó khăn của mình đang gặp phải, từ đó tìm kiếm các nguồn trợ giúp bên ngoài phù hợp.
Tóm lại, học sinh trung học phổ thông hiện nay có nhiều nguồn lực tốt để có thể phát triển vượt bậc, tuy nhiên cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn tâm lý cần hỗ trợ. Giáo viên là những người luôn theo sát, gần gũi với các em nên cần có những kỹ năng, phương pháp để hỗ trợ các em vượt qua những khó khăn đó để có thể phát triển toàn diện cả thể chất, trí tuệ, tâm hồn.
4.3. Thiết kế buổi học trực tuyến hiệu quả
Để có những bài giảng hấp dẫn, đảm bảo chuyển tải đúng, đủ nội dung của môn học bằng hình thức học tập trực tuyến, các thầy cô cần chú ý và thực hiện theo những gợi mở sau:
4.3.1. Chuẩn bị công cụ dạy học trực tuyến
• • • •/ • • •/
Công cụ dạy học trực tuyến là nền tảng trên đó giáo viên tổ chức dạy học, tương tác với học sinh bằng việc tổ chức các hoạt động học tập. Đối với mỗi địa phương, mỗi cơ sở giáo dục mà yêu cầu giáo viên phải sử dụng để tổ chức học tập. Nhưng cho dù sử dụng công cụ nào giáo viên cần phải tìm hiểu kỹ cách sử dụng, các tính năng hỗ trợ người dùng và luyện tập kỹ các thao tác sử dụng như sử dụng bảng, chia tách nhóm trong trao đổi thảo luận, kết nối, kiểm tra, đánh giá, điểm danh trực tiếp...
Vận dụng các công cụ hỗ trợ tương tác. Các công cụ này giáo viên có thể linh hoạt tùy vào mục đích sử dụng, thời điểm - thời gian sử dụng và nội dung bài học.
Một số công cụ hỗ trợ tương tác phổ biến sau:
Kahoot! (https://kahoot.com/)
Kahoot là một ứng dụng trên nền tảng web, dùng để thiết kế những câu hỏi trắc nghiệm trực tuyến và cho phép nhiều người tham gia trả lời câu hỏi trong cùng một thời điểm. Trong quá trình tham gia chơi, Kahoot sẽ thông báo kết quả trực tuyến để tăng độ hấp dẫn cho phần thi trắc nghiệm. công cụ này cho phép người dùng xây dựng các câu hỏi trắc nghiệm với dữ liệu đa dạng bao gồm hình ảnh, video và sơ đồ giúp thiết kế hấp dẫn hơn cho học sinh.
Kahoot! giúp giờ học trở nên sôi nổi và cạnh tranh hơn bao giờ hết. Kahoot!
nên được dùng trong các hoạt động khởi động tiết học hoặc củng cố cuối giờ.
Nearpod đặc biệt phù hợp khi bạn dạy các nội dung kiến thức mới khi cần sự kiến tạo của học sinh, hoặc thu thập các câu trả lời trực tiếp từ tất cả các học sinh. Ví dụ trong môn Văn, giáo viên có thể cùng một lúc đọc được phần cảm nhận về nhân vật hoặc tác phẩm của học sinh và phản hồi ngay lập tức. Hay môn Địa lý, học sinh có thể tô màu các đới gió mùa, hoặc vẽ mũi tên các hướng gió...ngay trên thiết bị điện tử của mình, giáo viên sẽ xem được ngay lập tức học sinh nào làm đúng hay sai để phản hồi ngay lúc đó...
Nearpod thực sự tăng tính tương tác và duy trì một tiết học vui vẻ, hứng thú và hiệu quả.
Mentimeter (https://www.mentimeter.com/)
Điểm mạnh của công cụ này là thu thập và xử lý số liệu ngay lập tức, giúp giáo viên là học sinh cập nhật các thông tin thay đổi theo từng giây trong lúc tương tác. Giáo viên chỉ cần có một thiết bị hỗ trợ Internet là có thể sử dụng được Mentimeter. Mentimeter cũng cho phép học sinh theo dõi bài thuyết trình của giáo viên trên thiết bị của họ và tham gia tương tác với giáo viên thông qua các loại câu hỏi dạng dạng câu đố, câu hỏi mở, word cloud, dạng câu hỏi đa lựa chọn. Không giới hạn số lượng người tham gia, không cần đăng nhập, học sinh chỉ cần truy cập vào trang web https://www.menti.com/ và nhập mã số được cung cấp bởi giáo viên là có thể tham gia vào các hoạt động tương tác thú vị.
Mentimeter đặc biệt phù hợp khi giáo viên cần thu thập thông tin hoặc ý kiến, các câu trả lời ngay lập tức, nhanh chóng và sử dụng trong khoảng thời gian ngắn
Padlet (https://padlet.com/)
Padlet là trang web cho phép bạn cộng tác với những người dùng khác bằng văn bản, hình ảnh, liên kết và các nội dung khác. Mỗi không gian cộng tác được gọi là một “bức tường”. Nó cũng có thể được sử dụng như một bản tin riêng. Các giáo viên sử dụng Padlet khuyến khích hội thoại đa phương tiện để phát huy sự sáng tạo của mỗi học sinh.
Padlet thường được sử dụng trong các hoạt động nhóm (bài tập lớn, dự án.) hoặc thu thập các ý kiến (cá nhân hoặc nhóm) để tạo thành một không gian cộng tác lớn.
Microsoft Forms:
Microsoft Forms là một phần của Office 365 cho phép người dùng của bạn nhanh chóng và dễ dàng tạo các bài kiểm tra, khảo sát, bảng câu hỏi, đăng ký và nhiều hơn nữa. Khi tạo một bài kiểm tra hoặc biểu mẫu, bạn có thể mời người khác phản hồi bằng cách sử dụng trình duyệt web, ngay trên thiết bị di động. Khi kết quả được gửi, bạn có thể sử dụng tính năng phân tích tích hợp sẵn để đánh giá phản hồi. Bạn có thể xuất dữ liệu biểu mẫu, như kết quả bài kiểm tra, sang dạng Excel dễ dàng để phân tích hoặc chấm điểm thêm (https://support.microsoft.com/)
Quizizz (https://quizizz.com/)
Quizizz không chỉ là kho trò chơi trắc nghiệm thú vị từ cộng đồng mà còn là công cụ để bạn tạo các câu hỏi trắc nghiệm và sử dụng trong giảng dạy cũng như học tập. Quizizz app thúc đẩy quá trình học tập của học sinh đồng thời là công cụ tạo bài thi trắc nghiệm nhanh, trực quan cho giáo viên. Sử dụng game giải đố dạng trắc nghiệm để cả lớp chơi cùng nhau hoặc chỉ định bài tập về nhà cho từng hoạt động. Giáo viên có thể chọn từ bộ sưu tập các câu hỏi do giáo viên khác tạo và chia sẻ.
Quizlet (https://quizlet.com/)
Quizlet là công cụ trực tuyến được rất nhiều người ưa thích ở tất cả các bộ môn, đặc biệt hữu ích cho bộ môn Ngoại ngữ vì nó có chức năng học từ vựng qua flashcard. Quizlet giúp học sinh học chặt và hiểu chắc nội dung muốn học thông qua việc giúp các học sinh và giáo viên dễ dàng tạo và chia sẻ tài liệu học tập trực tuyến. Đặc biệt trang web cung cấp rất nhiều nguồn học liệu hay và giá trị.
Exam.net (https://exam.net/)
Việc kiểm tra khi giảng dạy online, đặc biệt là các bài kiểm tra định kì đòi hỏi học sinh làm bài nghiêm túc. Các nền tảng kể trên sẽ có một yếu điểm là học sinh vẫn có thể trao đổi bài với nhau mặc dù giáo viên đã cài đặt thời gian nghiêm ngặt.
Exam.net là một lựa chọn rất tốt để giáo viên thực hiện các bài kiểm tra định kỳ để hạn chế tối đa việc học sinh gian lận.
Giáo viên soạn bài thi trên trang web bằng cách đưa file pdf lên hoặc soạn trực tiếp câu hỏi. Giáo viên cài đặt các lựa chọn khóa ngay khi học sinh mở ứng
dụng khác khi làm bài theo mức độ từ khóa tạm thời đến khóa toàn bộ bài thi. Giáo viên cũng cài đặt các ứng dụng học sinh được sử dụng trong lúc làm bài thi như phần mềm vẽ hình Geogebra, công thức toán, máy tính, Desmos, từ điển, công cụ vẽ tay...
Học sinh sẽ nhận được mã bài làm và đăng nhập để làm bài.
4.3.2. Chuẩn bị các nội dung kiến thức để dạy trực tuyến
• • • */ • •/
Xác định đúng phương pháp dựa vào: điều kiện cơ sở vật chất, nội dung bài giảng và trình độ tiếp thu của học sinh.
Các cách thức dạy học mà bạn đưa ra có thể là đọc sách, vẽ sơ đồ, lấy ví dụ thực tế hoặc sử dụng một dụng cụ. Điều quan trọng là phải xem xét để áp dụng đa dạng các phong cách học tập trong lớp, và xác định phương pháp dạy học nào sẽ cộng hưởng được tốt nhất. Sự sáng tạo đó sẽ mang lại thành công cho bài giảng, thu hút học sinh tham gia và giúp chúng hiểu được nội dung của bài học.
Chuẩn bị thông tin
Khi bắt tay vào soạn giáo án, để đạt hiệu quả tốt nhất bạn cần phải xác định rõ những tài liệu mà mình có. Đó là tài liệu gì, nội dung tài liệu có phù hợp với chương trình giáo dục không? Chuẩn bị một số tư liệu, ví dụ, hình ảnh, video.sẽ sử dụng kèm giáo án đó. Điều này thì chắc không có gì quá khó hiểu nên tôi sẽ không nói chi tiết quá.
4.3.3. Tổ chức buổi giảng trực tuyến
Chia nhỏ nội dung học một cách hợp lý, một buổi giảng không nên dài quá 30 phút
Tổ chức nhiều các hoạt động tương tác như câu hỏi nhanh, bài tập nhóm...
Sử dụng các công cụ hỗ trợ trong giảng dạy trực tuyến như mini game, truyện, video hài ước...
Thực hiện các bài test kiểm tra mức độ tiếp thu kiến thức của học viên
Giao bài tập và yêu cầu cao hơn khi học, làm bài tập và bài kiểm tra. Mục đích là tạo áp lực hơn cho học viên, hạn chế sự sao nhãng trong quá trình học.
Khi giảng dạy cần chú ý tới từng đối tượng của học sinh (nhận thức, điều kiện, hoàn cảnh gia đình, vấn đề dịch bệnh...), tạo không khí vui vẻ trong lớp học, giáo viên cần kiểm soát cảm xúc để tránh gây áp lực cho học sinh./.
4.1. Hướng dẫn học sinh vượt qua cảm xúc tiêu cực khi học tập trực tuyến
Với nhóm khó khăn tâm lý liên quan đến sức khỏe thể chất, giáo viên cần hướng dẫn học sinh chủ động chăm sóc bản thân; lên kế hoạch sinh hoạt khoa học:
Ăn, ngủ đúng giờ, ngủ đủ giấc; thời gian ngủ nên trước 10 giờ 30 phút tối và thức dậy vào giờ phù hợp để kịp ăn uống, học online mà không quá cập rập. Cùng với đó, tập thể dục hàng ngày, vận động nhẹ nhàng trong giờ học, có thể nhắm mắt khi nghe bài giảng hạn chế nhìn màn hình máy tính...
Với những vấn đề tâm lý liên quan đến học tập, giáo viên cần hướng dẫn học sinh cách suy nghĩ tích cực; chủ động mở lòng chia sẻ với thầy cô, cha mẹ, người thân về khó khăn của mình để nhận được sự trợ giúp.
Khi học căng thẳng, giáo viên tổ chức cho học sinh vận động nhẹ nhàng, hít thở thật sâu để thư giãn; trong khi học nên có quãng nghỉ để thay đổi tư thế, không ngồi quá lâu trước màn hình. Hướng dẫn các em học sinh nên có một số vật dụng giúp thư giãn sau giờ học như đánh đàn, chơi bóng, gấp giấy...
Với học sinh gặp khó khăn tâm lý liên quan đến giao tiếp, người giáo viên cần hướng dẫn các em chia sẻ những khó khăn, vướng mắc của mình với bạn bè, người thân, thầy cô giáo hay bất kì ai mà mình thấy tin tưởng.
Giáo viên phối hợp phụ huynh thiết lập thời gian sử dụng điện thoại, Internet trong ngày hợp lí. Cố gắng hướng học sinh tăng cường nói chuyện, tương tác với bạn bè, người thân trong gia đình.
Khi có vấn đề tâm lý liên quan đến gia đình, giáo viên hãy gợi mở cho học sinh biết cách tìm đến người mà mình yêu thích để chia sẻ, không nên giữ trong lòng và chịu đựng một mình; giữ khoảng cách với thành viên mà bản thân thấy không hợp; tìm đến những thú vui của bản thân như nghe nhạc, xem phim hài. Học sinh cũng không nên tìm hiểu sâu, quá nhiều về những thông tin liên quan đến dịch bệnh hay tệ nạn xã hội, mà dành thời gian làm công việc gia đình, như nấu cơm, dọn nhà cửa, nấu một món ăn mình yêu thích.
4.2. Cách ứng xử, giao tiếp của giáo viên đối với học sinh gặp khó khăn tâm lý trong quá trình dạy học trực tuyến
Giáo viên là người trực tiếp ảnh hưởng đến sự hình thành nhân cách và tiếp thu kiến thức của học sinh. Vì vậy, nếu tạo lập được mối quan hệ giữa thầy và trò như ý thì hiệu quả đạt được là vô cùng tuyệt vời.
Việc ứng xử đúng cách của thầy cô sẽ giúp mối quan hệ với các em học sinh trở nên tốt đẹp hơn. Các em hiểu được mình cần phải lịch sự và tôn trọng người dạy dỗ mình, đây chính là mối quan hệ văn minh nhất. Điều này phụ thuộc rất nhiều vào việc giáo viên có cách giao tiếp như thế nào với mỗi tình huống thực tế. Nếu mối quan hệ giữa hai bên tốt đẹp, môi trường học tập lành mạnh và thân thiện thì cả giáo viên và học sinh đều sẽ cảm thấy vui vẻ, thoải mái. Giáo viên có được tâm trạng phù hợp để nỗ lực hơn, truyền đạt nhiều kiến thức hữu ích.
+ Ứng xử chuẩn mực
Việc áp dụng cách ứng xử của giáo viên với học sinh chuẩn mực giúp các em không chỉ phát triển về trí tuệ mà còn có lối sống, đạo đức phù hợp với xã hội văn minh. Thầy cô giáo cần phải thận trọng, khéo léo khi giải quyết vấn đề mà học sinh gặp phải, cần hướng dẫn, uốn nắn; thầy cô không nên can thiệp thô bạo, dùng các biện pháp bạo lực, áp đặt đối với các em học sinh...
+ Hiểu và đồng cảm với khó khăn của học sinh
Trong quá trình giảng dạy, không ít lần giáo viên sẽ gặp phải các tình huống học sinh không thực hiện đúng các quy định của lớp, của trường. Nhiều em còn có hành vi gây mất trật tự trong lớp, ảnh hưởng đến bạn khác. Trong lúc này, bình thường chúng ta có thể sử dụng các biện pháp trách phạt để chấn chỉnh, nhưng các thầy cô nên giữ bình tĩnh, đặt mình vào hoàn cảnh, vị trí của các em để hiểu lý do tại sao học sinh lại có phản ứng như vậy. Khi làm điều này, có thể thầy cô nhận ra rằng, đằng sau sự bướng bỉnh của học trò còn những góc khuất cần được chia sẻ.
+ Công bằng trong đánh giá
Yếu tố quan trọng nhất để học sinh phát triển toàn diện, cả về tính cách, thể chất và tinh thần chính là sự công bằng. Giáo viên phải khiến các em cảm nhận được sự bình đẳng, không em nào thua kém em nào và các em có quyền được yêu thương ngang nhau. Thầy cô không nên để cảm xúc cá nhân xen lẫn vào việc giảng dạy để tránh dẫn đến các hậu quả đáng ngại trong quá trình làm việc của mình.
+ Lắng nghe và chia sẻ
Bên cạnh công bằng, giáo viên còn cần lắng nghe và tôn trọng ý kiến của học sinh. Các em đang ở trong độ tuổi hình thành nên sự cảm quan với thế giới xung quan, học cách đối nhân xử thế. Chỉ cần một sai sót nhỏ trong việc thiếu quan tâm, lơ là học sinh, thầy cô sẽ cảm nhận ngay được sự thay đổi. Hơn nữa, nếu không lắng nghe, giáo viên sẽ càng thêm mệt mỏi vì không hiểu học trò.
Nếu có em học sinh phạm lỗi, thay vì chỉ trích gay gắt, người thầy, người cô nên chọn cách nhẹ nhàng hơn. Không có chuyện gì xảy ra là không có lý do, chỉ là người trong cuộc có thể hiểu hay không. Đôi khi, giáo viên sẽ cảm thấy bất ngờ với những gì học sinh chia sẻ và có thêm nhiều kinh nghiệm để giảng dạy. Bởi vốn dĩ, không có ai sinh ra đã trở thành người tốt ngay lập tức. Vì vậy, hãy lắng nghe học sinh để có cách ứng xử của giáo viên với học sinh tốt nhất trong nhiều trường hợp
+ Ứng xử đúng đắn, không phân biệt
Ở tuổi học trò, các em vô cùng nhạy cảm, chỉ cần một hành động nhỏ cho thấy sự thiên vị, các em sẽ nhận ra ngay. Điều này có thể thấy rõ ràng trong việc một đứa bé sẽ tự nhiên gần gũi hơn với người mà mình cảm thấy an toàn. Do đó, dù vô tình hay hữu ý, thầy cô nên cố gắng hạn chế việc ứng xử phân biệt này. Bất cứ em học sinh nào cũng cần được yêu thương và quan tâm khi đến lớp.
+ Giao tiếp phù hợp
Mỗi đứa trẻ sở hữu một tính cách khác nhau, và điều này càng rõ ràng khi các em bước vào tuổi dậy thì. Muốn uốn nắn được các em vào nề nếp, ngoan ngoãn và biết phân biệt đúng sai thì cách ứng xử của giáo viên với học sinh rất quan trọng. Tùy vào mỗi em mà thầy cô cần có cách giao tiếp khác nhau, thay vì áp đặt chung một phương pháp gây phản tác dụng.
+ Nêu gương trong ứng xử
Thầy cô luôn là tấm gương mẫu mực, tuyệt vời để các em học sinh noi theo, trong cả cách nói chuyện, học tập hay xử lý tình huống. Vì thế, nếu đã nhận trọng trách làm “người lái đò”, giáo viên cần xây dựng hình mẫu chuẩn mực trước các em. Trong đó, nhất thiết thầy cô phải cho các em thấy, mỗi người đều phải có tấm lòng bao dung, hiếu thảo, chan hòa và nghĩa tình.
+ Kết nối chuyên gia, nhà tư vấn
Khi gặp phải những dấu hiệu rỗi nhiễu tâm lý từ phía học sinh, các thầy cô nhanh chóng kết nối với các chuyên gia, nhà tâm lý để lắng nghe những chỉ dẫn để hỗ trợ cho học sinh một cách tốt nhất. Giáo viên không nên tự mình can thiệp để trị liệu hay hỗ trợ tâm lý cho học sinh mà nên động viên, trấn an trẻ, giúp trẻ
nói ra những khó khăn của mình đang gặp phải, từ đó tìm kiếm các nguồn trợ giúp bên ngoài phù hợp.
Tóm lại, học sinh trung học phổ thông hiện nay có nhiều nguồn lực tốt để có thể phát triển vượt bậc, tuy nhiên cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn tâm lý cần hỗ trợ. Giáo viên là những người luôn theo sát, gần gũi với các em nên cần có những kỹ năng, phương pháp để hỗ trợ các em vượt qua những khó khăn đó để có thể phát triển toàn diện cả thể chất, trí tuệ, tâm hồn.
4.3. Thiết kế buổi học trực tuyến hiệu quả
Để có những bài giảng hấp dẫn, đảm bảo chuyển tải đúng, đủ nội dung của môn học bằng hình thức học tập trực tuyến, các thầy cô cần chú ý và thực hiện theo những gợi mở sau:
4.3.1. Chuẩn bị công cụ dạy học trực tuyến
• • • •/ • • •/
Công cụ dạy học trực tuyến là nền tảng trên đó giáo viên tổ chức dạy học, tương tác với học sinh bằng việc tổ chức các hoạt động học tập. Đối với mỗi địa phương, mỗi cơ sở giáo dục mà yêu cầu giáo viên phải sử dụng để tổ chức học tập. Nhưng cho dù sử dụng công cụ nào giáo viên cần phải tìm hiểu kỹ cách sử dụng, các tính năng hỗ trợ người dùng và luyện tập kỹ các thao tác sử dụng như sử dụng bảng, chia tách nhóm trong trao đổi thảo luận, kết nối, kiểm tra, đánh giá, điểm danh trực tiếp...
Vận dụng các công cụ hỗ trợ tương tác. Các công cụ này giáo viên có thể linh hoạt tùy vào mục đích sử dụng, thời điểm - thời gian sử dụng và nội dung bài học.
Một số công cụ hỗ trợ tương tác phổ biến sau:
Kahoot! (https://kahoot.com/)
Kahoot là một ứng dụng trên nền tảng web, dùng để thiết kế những câu hỏi trắc nghiệm trực tuyến và cho phép nhiều người tham gia trả lời câu hỏi trong cùng một thời điểm. Trong quá trình tham gia chơi, Kahoot sẽ thông báo kết quả trực tuyến để tăng độ hấp dẫn cho phần thi trắc nghiệm. công cụ này cho phép người dùng xây dựng các câu hỏi trắc nghiệm với dữ liệu đa dạng bao gồm hình ảnh, video và sơ đồ giúp thiết kế hấp dẫn hơn cho học sinh.
Kahoot! giúp giờ học trở nên sôi nổi và cạnh tranh hơn bao giờ hết. Kahoot!
nên được dùng trong các hoạt động khởi động tiết học hoặc củng cố cuối giờ.
Nearpod đặc biệt phù hợp khi bạn dạy các nội dung kiến thức mới khi cần sự kiến tạo của học sinh, hoặc thu thập các câu trả lời trực tiếp từ tất cả các học sinh. Ví dụ trong môn Văn, giáo viên có thể cùng một lúc đọc được phần cảm nhận về nhân vật hoặc tác phẩm của học sinh và phản hồi ngay lập tức. Hay môn Địa lý, học sinh có thể tô màu các đới gió mùa, hoặc vẽ mũi tên các hướng gió...ngay trên thiết bị điện tử của mình, giáo viên sẽ xem được ngay lập tức học sinh nào làm đúng hay sai để phản hồi ngay lúc đó...
Nearpod thực sự tăng tính tương tác và duy trì một tiết học vui vẻ, hứng thú và hiệu quả.
Mentimeter (https://www.mentimeter.com/)
Điểm mạnh của công cụ này là thu thập và xử lý số liệu ngay lập tức, giúp giáo viên là học sinh cập nhật các thông tin thay đổi theo từng giây trong lúc tương tác. Giáo viên chỉ cần có một thiết bị hỗ trợ Internet là có thể sử dụng được Mentimeter. Mentimeter cũng cho phép học sinh theo dõi bài thuyết trình của giáo viên trên thiết bị của họ và tham gia tương tác với giáo viên thông qua các loại câu hỏi dạng dạng câu đố, câu hỏi mở, word cloud, dạng câu hỏi đa lựa chọn. Không giới hạn số lượng người tham gia, không cần đăng nhập, học sinh chỉ cần truy cập vào trang web https://www.menti.com/ và nhập mã số được cung cấp bởi giáo viên là có thể tham gia vào các hoạt động tương tác thú vị.
Mentimeter đặc biệt phù hợp khi giáo viên cần thu thập thông tin hoặc ý kiến, các câu trả lời ngay lập tức, nhanh chóng và sử dụng trong khoảng thời gian ngắn
Padlet (https://padlet.com/)
Padlet là trang web cho phép bạn cộng tác với những người dùng khác bằng văn bản, hình ảnh, liên kết và các nội dung khác. Mỗi không gian cộng tác được gọi là một “bức tường”. Nó cũng có thể được sử dụng như một bản tin riêng. Các giáo viên sử dụng Padlet khuyến khích hội thoại đa phương tiện để phát huy sự sáng tạo của mỗi học sinh.
Padlet thường được sử dụng trong các hoạt động nhóm (bài tập lớn, dự án.) hoặc thu thập các ý kiến (cá nhân hoặc nhóm) để tạo thành một không gian cộng tác lớn.
Microsoft Forms:
Microsoft Forms là một phần của Office 365 cho phép người dùng của bạn nhanh chóng và dễ dàng tạo các bài kiểm tra, khảo sát, bảng câu hỏi, đăng ký và nhiều hơn nữa. Khi tạo một bài kiểm tra hoặc biểu mẫu, bạn có thể mời người khác phản hồi bằng cách sử dụng trình duyệt web, ngay trên thiết bị di động. Khi kết quả được gửi, bạn có thể sử dụng tính năng phân tích tích hợp sẵn để đánh giá phản hồi. Bạn có thể xuất dữ liệu biểu mẫu, như kết quả bài kiểm tra, sang dạng Excel dễ dàng để phân tích hoặc chấm điểm thêm (https://support.microsoft.com/)
Quizizz (https://quizizz.com/)
Quizizz không chỉ là kho trò chơi trắc nghiệm thú vị từ cộng đồng mà còn là công cụ để bạn tạo các câu hỏi trắc nghiệm và sử dụng trong giảng dạy cũng như học tập. Quizizz app thúc đẩy quá trình học tập của học sinh đồng thời là công cụ tạo bài thi trắc nghiệm nhanh, trực quan cho giáo viên. Sử dụng game giải đố dạng trắc nghiệm để cả lớp chơi cùng nhau hoặc chỉ định bài tập về nhà cho từng hoạt động. Giáo viên có thể chọn từ bộ sưu tập các câu hỏi do giáo viên khác tạo và chia sẻ.
Quizlet (https://quizlet.com/)
Quizlet là công cụ trực tuyến được rất nhiều người ưa thích ở tất cả các bộ môn, đặc biệt hữu ích cho bộ môn Ngoại ngữ vì nó có chức năng học từ vựng qua flashcard. Quizlet giúp học sinh học chặt và hiểu chắc nội dung muốn học thông qua việc giúp các học sinh và giáo viên dễ dàng tạo và chia sẻ tài liệu học tập trực tuyến. Đặc biệt trang web cung cấp rất nhiều nguồn học liệu hay và giá trị.
Exam.net (https://exam.net/)
Việc kiểm tra khi giảng dạy online, đặc biệt là các bài kiểm tra định kì đòi hỏi học sinh làm bài nghiêm túc. Các nền tảng kể trên sẽ có một yếu điểm là học sinh vẫn có thể trao đổi bài với nhau mặc dù giáo viên đã cài đặt thời gian nghiêm ngặt.
Exam.net là một lựa chọn rất tốt để giáo viên thực hiện các bài kiểm tra định kỳ để hạn chế tối đa việc học sinh gian lận.
Giáo viên soạn bài thi trên trang web bằng cách đưa file pdf lên hoặc soạn trực tiếp câu hỏi. Giáo viên cài đặt các lựa chọn khóa ngay khi học sinh mở ứng
dụng khác khi làm bài theo mức độ từ khóa tạm thời đến khóa toàn bộ bài thi. Giáo viên cũng cài đặt các ứng dụng học sinh được sử dụng trong lúc làm bài thi như phần mềm vẽ hình Geogebra, công thức toán, máy tính, Desmos, từ điển, công cụ vẽ tay...
Học sinh sẽ nhận được mã bài làm và đăng nhập để làm bài.
4.3.2. Chuẩn bị các nội dung kiến thức để dạy trực tuyến
• • • */ • •/
- Tìm hiểu rõ học sinh, mục đích là soạn giáo án thích ứng với phần đông học sinh trong lớp. Còn với những em có năng khiếu bẩm sinh hay những em yếu hơn thì điều chỉnh cho phù hợp. Ngoài ra, bạn cũng nên hiểu tích cách học sinh của mình để quản lý lớp học tốt hơn.
- Xác định phương pháp dạy học chủ đạo
Xác định đúng phương pháp dựa vào: điều kiện cơ sở vật chất, nội dung bài giảng và trình độ tiếp thu của học sinh.
Các cách thức dạy học mà bạn đưa ra có thể là đọc sách, vẽ sơ đồ, lấy ví dụ thực tế hoặc sử dụng một dụng cụ. Điều quan trọng là phải xem xét để áp dụng đa dạng các phong cách học tập trong lớp, và xác định phương pháp dạy học nào sẽ cộng hưởng được tốt nhất. Sự sáng tạo đó sẽ mang lại thành công cho bài giảng, thu hút học sinh tham gia và giúp chúng hiểu được nội dung của bài học.
Chuẩn bị thông tin
Khi bắt tay vào soạn giáo án, để đạt hiệu quả tốt nhất bạn cần phải xác định rõ những tài liệu mà mình có. Đó là tài liệu gì, nội dung tài liệu có phù hợp với chương trình giáo dục không? Chuẩn bị một số tư liệu, ví dụ, hình ảnh, video.sẽ sử dụng kèm giáo án đó. Điều này thì chắc không có gì quá khó hiểu nên tôi sẽ không nói chi tiết quá.
4.3.3. Tổ chức buổi giảng trực tuyến
Chia nhỏ nội dung học một cách hợp lý, một buổi giảng không nên dài quá 30 phút
Tổ chức nhiều các hoạt động tương tác như câu hỏi nhanh, bài tập nhóm...
Sử dụng các công cụ hỗ trợ trong giảng dạy trực tuyến như mini game, truyện, video hài ước...
Thực hiện các bài test kiểm tra mức độ tiếp thu kiến thức của học viên
Giao bài tập và yêu cầu cao hơn khi học, làm bài tập và bài kiểm tra. Mục đích là tạo áp lực hơn cho học viên, hạn chế sự sao nhãng trong quá trình học.
Khi giảng dạy cần chú ý tới từng đối tượng của học sinh (nhận thức, điều kiện, hoàn cảnh gia đình, vấn đề dịch bệnh...), tạo không khí vui vẻ trong lớp học, giáo viên cần kiểm soát cảm xúc để tránh gây áp lực cho học sinh./.
Tác giả bài viết: PGS.TS. Phạm Mạnh Hà
Bạn đã xem chưa ?
- Số 9 HƯỚNG DẪN KỸ NĂNG TƯ VẤN HỖ TRỢ TÂM LÝ CHO HỌC SINH TRONG ĐẠI DỊCH COVID-19 VÀ SAU KHI QUAY LẠI TRƯỜNG HỌC (29/04/2022)
- SỐ 10 HƯỚNG DẪN KỸ NĂNG TƯ VẤN HỖ TRỢ TÂM LÝ CHO HỌC SINH TRONG ĐẠI DỊCH COVID-19 VÀ SAU KHI QUAY LẠI TRƯỜNG HỌC (29/04/2022)
- SỐ 8 : HƯỚNG DẪN KỸ NĂNG TƯ VẤN HỖ TRỢ TÂM LÝ CHO HỌC SINH TRONG ĐẠI DỊCH COVID-19 VÀ SAU KHI QUAY LẠI TRƯỜNG HỌC (19/04/2022)
- SỐ 7 NGUY CƠ TỔN THƯƠNG TÂM LÝ TRÊN KHÔNG GIAN MẠNG VÀ NHỮNG PHƯƠNG THỨC GIÁO VIÊN, PHỤ HUYNH TƯ VẤN HỖ TRỢ (19/04/2022)
- Số 5 - NGUY CƠ TỔN THƯƠNG TÂM LÝ TRÊN KHÔNG GIAN MẠNG VÀ NHỮNG PHƯƠNG THỨC GIÁO VIÊN, PHỤ HUYNH TƯ VẤN HỖ TRỢ (12/04/2022)
- Số 6: NGUY CƠ TỔN THƯƠNG TÂM LÝ TRÊN KHÔNG GIAN MẠNG VÀ NHỮNG PHƯƠNG THỨC GIÁO VIÊN, PHỤ HUYNH TƯ VẤN HỖ TRỢ (15/04/2022)
- Số 4- NGUY CƠ TỔN THƯƠNG TÂM LÝ TRÊN KHÔNG GIAN MẠNG VÀ NHỮNG PHƯƠNG THỨC GIÁO VIÊN, PHỤ HUYNH TƯ VẤN HỖ TRỢ (07/04/2022)