Số 4- NGUY CƠ TỔN THƯƠNG TÂM LÝ TRÊN KHÔNG GIAN MẠNG VÀ NHỮNG PHƯƠNG THỨC GIÁO VIÊN, PHỤ HUYNH TƯ VẤN HỖ TRỢ
SỐ 4.
NGUY CƠ TỔN THƯƠNG TÂM LÝ TRÊN KHÔNG
GIAN MẠNG VÀ NHỮNG PHƯƠNG THỨC GIÁO VIÊN, PHỤ HUYNH
TƯ VẤN HỖ TRỢ
PGS.TS. Trần Thành Nam
We are social đã đưa ra thống kê về những nền tảng mạng xã hội được lứa tuổi 16 đến 64 sử dụng nhiều nhất tại Việt Nam, trong đó nhiều nhất là Facebook (chiếm 90%), tiếp theo là Youtube (chiếm 89%), Zalo (chiếm 74%), v.v.
Tỷ lệ sở hữu các thiết bị công nghệ (nhóm 16-64 tuổi) như sau: 94% sở hữu điện thoại di động (tất cả các loại), 93% sở hữu điện thoại thông minh, 22% sở hữu điện thoại di động (không phải điện thoại thông minh), 65% sở hữu laptop hoặc máy tính để bàn, 32% sở hữu máy tính bảng, 9.6% sở hữu thiết bị truyền hình có kết nối internet, 6.9% sở hữu máy chơi game cầm tay, 13% sở hữu thiết bị nhà thông minh, 18% sở hữu đồng hồ thông minh và 3.1% sở hữu thiết bị thực tế ảo.
Thống kê của We are social vào tháng 1/2020 cũng cho thấy internet đã tác động mạnh mẽ đến cả nền kinh tế tại Việt Nam, giao dịch qua Internet giữa các doanh nghiệp sẽ có nhiều thuận lợi hơn. Nó cho phép tự động đặt hàng, dễ làm hoá đơn và thanh toán. Chi phí cho các hoạt động thương mại điện tử với doanh thu được thống kê như sau: Thời trang và làm đẹp (717.0 triệu đô), điện tử (716.0 triệu đô), thực phẩm và chăm sóc cá nhân (517.0 triệu đô), nội thất và thiết bị (526.0 triệu đô), đồ chơi, đồ dùng, sở thích (487.0 triệu đô), du lịch (4.72 triệu đô), âm nhạc (23.00 triệu đô), và trò chơi video (117.0 triệu đô).
- Trong vòng 5 đến 6 năm qua, trẻ em dưới 9 tuổi sử dụng Internet đã tăng lên đáng kể. Sự gia tăng này không đồng đều giữa các quốc gia.
- Trẻ dưới 9 tuổi thích nhiều hoạt động trực tuyến, bao gồm xem video, chơi trò chơi, tìm kiếm thông tin, làm bài tập về nhà và giao lưu trong thế giới ảo của trẻ em. Phạm vi hoạt động tăng dần theo độ tuổi.
- Các trang web chia sẻ video phổ biến với trẻ em trong độ tuổi này và là một trong những trang web đầu tiên mà trẻ nhỏ truy cập. Do đó, trẻ em có thể dễ dàng tiếp cận nội dung video không phù hợp.
- Có một xu hướng đang nổi lên đối với trẻ em rất nhỏ (trẻ mới biết đi và trước tuổi đi học) sử dụng các thiết bị kết nối internet, đặc biệt là máy tính bảng và điện thoại thông minh với màn hình cảm ứng. Điều này có thể dẫn đến việc ngày càng có nhiều trẻ rất nhỏ truy cập Internet, cùng với đó là khả năng tiếp xúc với các rủi ro liên quan đến việc sử dụng internet như vậy.
- Ngày nay, sự đa dạng của các thiết bị và ứng dụng được kết nối Internet có nguy cơ ảnh hưởng đến quyền riêng tư và sự an toàn của trẻ nhỏ.
- Dấu vết kỹ thuật số của trẻ em hiện đang được hình thành từ độ tuổi rất nhỏ. Một số cha mẹ đang viết blog, và cha mẹ và ông bà thường xuyên đăng ảnh và video về trẻ khi các em ở tuổi sơ sinh, tuổi nhỏ. Những dấu vết kỹ thuật số này được tạo ra khi trẻ còn quá nhỏ để hiểu hoặc đồng ý (hoặc thậm chí có thể chưa được sinh ra, nếu cha mẹ đăng siêu âm). Khả năng tìm, xác nhận quyền sở hữu hoặc xóa tài liệu do người khác đăng trong tương lai của trẻ là không chắc chắn.
Tại Việt Nam, theo kết quả từ một số nghiên cứu của Tổ chức Tầm nhìn Thế Giới và Viện Nghiên cứu Quản lý Phát triển bền vững (MSD), một số phát hiện về hành vi sử dụng Internet của trẻ em tại 3 quận Hải Châu, Cẩm Lệ, Sơn Trà tại Đà Nẵng và Trung tâm Công nghệ thông tin và truyền thông (2017):
- Về độ tuổi bắt đầu sử dụng internet: Đa số trẻ em bắt đầu sử dụng internet một cách chủ động từ khi các em 9-11 tuổi. Độ tuổi trẻ em bắt đầu sử dụng Internet ngày càng giảm, thậm chí có trẻ 2-3 tuổi đã bắt đầu sử dụng các thiết bị có kết nối mạng internet. Theo thống kê, hơn một phần ba số người sử dụng internet ở Việt Nam là người chưa thành niên và thanh niên, trong độ tuổi từ 15-24.
- Về thời gian sử dụng internet:
+ Trẻ em (từ 6 tuổi) trung bình sử dụng internet 2-3 giờ/ngày. Lớn hơn, tỉ lệ sử dụng trung bình lên tới trên 5 giờ/ngày, thậm chí 6-7 giờ/ ngày
+ Trẻ thường sử dụng Internet ở nhà vào buổi tối, trừ các giờ học vi tính tại trường, một số trẻ, chủ yếu là trẻ em trai sử dụng Internet để chơi điện tử tại các cửa hàng sau giờ học ở trường.
- Về mục đích sử dụng internet: Trẻ em sử dụng internet cho nhiều mục đích
+ Học tập và nghiên cứu;
+ Trò chơi trực tuyến;
+ Xem chương trình giải trí/ phim trực tuyến;
+ Kết nối với bạn bè;
+ Đọc tin tức và các chương trình khác.
Qua đó, có thể thấy rằng, Việt Nam có chỉ số hiệu năng cao (tỉ lệ sở hữu thiết bị di động, điện thoại thông minh, kết nối Internet, thời gian sử dụng thiết bị hàng ngày...). Không chỉ có vậy, Việt Nam đang được đánh giá là một quốc gia trẻ đầy triển vọng trong chuỗi tiến trình phát triển trở thành quốc gia số. DigCom, UNESCO, UNICEF đều nhấn mạnh đến xóa mù số, tạo cơ hội tiếp cận số cho trẻ. Ngoài giờ học tập, điện thoại/máy tính, v.v là thiết bị công nghệ phổ biến và gần gũi nhất. Do đó, chúng ta cần cần tận dụng các thiết bị công nghệ và internet để xây dựng và phát triển năng lực công dân số, đặc biệt là trong bối cảnh phát triển hiện nay, khi mà trường học hướng đến xây dựng một hệ sinh thái, việc giảng đạy được thực hiện với sự kết hợp, hỗ trợ với các phương tiện công nghệ và mạng internet, mở ra một thế giới số đầy tiềm năng, cơ hội cho việc học hỏi, giao lưu, tiếp cận tri thức mới đa dạng, phong phú nhưng cũng đặt trẻ trong bối cảnh có khả năng phải đối mặt với nhiều nguy cơ và thách thức.
Trong thế kỷ XXI, các hệ thống giáo dục ở mỗi quốc gia cần cung cấp cho mọi người khả năng tiếp cận với học tập suốt đời để họ có thể có được các kỹ năng và năng lực thay đổi nhanh chóng theo yêu cầu của một thế giới ngày càng số hóa và toàn cầu hóa. Diễn đàn Kinh tế Thế giới, trong báo cáo “Tương lai của việc làm” ước tính rằng 65% trẻ em bước vào trường tiểu học ngày nay cuối cùng sẽ phải làm các loại công việc hoàn toàn mới chưa từng tồn tại (Brolpito, 2018).
Tại Việt Nam, Quyết định số 749/QĐ-TTg2 của Thủ tướng Chính phủ về “Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” đã được phê duyệt. Theo quyết định, tầm nhìn đến 2030, Việt Nam trở thành quốc gia số, ổn định và thịnh vượng, tiên phong thử nghiệm các công nghệ và mô hình mới; đổi mới căn bản, toàn diện hoạt động quản lý, điều hành của Chính phủ, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, phương thức sống, làm việc của người dân, phát triển môi trường số an toàn, nhân văn, rộng khắp. Quyết định nêu rõ nhiệm vụ, giải pháp tạo nền móng chuyển đổi số là chuyển đổi nhận thức; kiến tạo thể chế; phát triển hạ tầng số; phát triển nền tảng số; tạo lập niềm tin, bảo đảm an toàn, an ninh mạng; hợp tác quốc tế, nghiên cứu, phát triển và đổi mới sáng tạo trong môi trường số.
Theo UNICEF (2017), ý tưởng cho rằng kết nối kỹ thuật số có thể biến đổi giáo dục đã thu hút sự quan tâm toàn cầu và mở ra những những cơ hội và thách thức mới, khi các tổ chức phát triển, nhà sản xuất phần mềm và phần cứng thương mại và các tổ chức giáo dục phát triển, thử nghiệm, thí điểm và cố gắng mở rộng quy mô các sản phẩm và dịch vụ kỹ thuật số mới trong lĩnh vực giáo dục. Công nghệ thông tin và truyền thông (Information & Communication Technology, ICT) đã và đang mở rộng khả năng tiếp cận với nội dung giáo dục chất lượng cao, bao gồm sách, tài liệu video và hướng dẫn từ xa, với chi phí thấp hơn nhiều so với trước đây. Nó có thể làm tăng động lực của học sinh bằng cách làm cho việc học tập trở nên vui vẻ và dễ hiểu hơn, tạo cơ hội cho việc học tập được cá nhân hóa, giúp học sinh học theo tốc độ của riêng mình và giúp các nhà giáo dục với nguồn lực hạn chế cung cấp cho học sinh cơ hội học tập tốt hơn. Công nghệ số đã mở ra cơ hội tiếp cận học tập cho trẻ em trên khắp thế giới, đặc biệt là các em ở vùng sâu, vùng xa. Nó cho phép trẻ em tham gia học trực tuyến và truy cập nhiều nội dung giáo dục và học tập mà các thế hệ trẻ em trước đây không có được.
Cùng với xu hướng học gamification, nhiều tác giả như Griffiths (2002) đã tổng hợp và đưa ra giải thích về những lợi ích về mặt giáo dục của các trò chơi điện tử:
- Trò chơi điện tử có thể được sử dụng làm công cụ nghiên cứu và đo lường.
- Trò chơi điện tử thu hút sự tham gia của nhiều người với đặc điểm nhân khẩu học đa dạng (ví dụ: tuổi, giới tính, dân tộc, tình trạng học vấn)
- Trò chơi điện tử có thể hỗ trợ trẻ em thiết lập mục tiêu, đảm bảo mục tiêu, cung cấp phản hồi, củng cố và duy trì thay đổi hành vi
- Trò chơi điện tử có thể hữu ích vì chúng cho phép các nhà nghiên cứu đo lường hiệu suất trên rất nhiều nhiệm vụ và có thể dễ dàng thay đổi, chuẩn hóa và hiểu
- Trò chơi điện tử có thể được sử dụng khi kiểm tra các đặc điểm cá nhân như lòng tự trọng, quan niệm về bản thân, đặt mục tiêu và sự khác biệt của cá nhân
- Trò chơi điện tử vui nhộn và kích thích người tham gia. Do đó, việc đạt được và duy trì sự chú ý của một người trong thời gian dài sẽ dễ dàng hơn. Vì sự vui vẻ và hứng thú, nó cũng có thể cung cấp một cách học tập sáng tạo
- Trò chơi điện tử có thể cung cấp các yếu tố tương tác có thể kích thích học tập
- Trò chơi điện tử cũng cho phép người tham gia trải nghiệm sự mới lạ, tò mò và thử thách. Điều này có thể kích thích việc học
- Trò chơi điện tử trang bị cho trẻ em kiến thức, kỹ năng sử dụng công nghệ hiện đại. Theo thời gian, nó cũng có thể giúp loại bỏ sự mất cân bằng giới tính trong việc sử dụng công nghệ
- Trò chơi điện tử có thể giúp phát triển các kỹ năng sử dụng công nghệ
- Trò chơi điện tử có thể có hoạt động mô phỏng. Điều này cho phép người chơi tham gia, trải nghiệm với các hoạt động bất thường, phá hủy hoặc thậm chí tử vong mà không có hậu quả thực sự (Griffiths, 2002).
NGUY CƠ TỔN THƯƠNG TÂM LÝ TRÊN KHÔNG
GIAN MẠNG VÀ NHỮNG PHƯƠNG THỨC GIÁO VIÊN, PHỤ HUYNH
TƯ VẤN HỖ TRỢ
PGS.TS. Trần Thành Nam
- Internet và thế hệ trẻ
- Sự phát triển của internet ngày nay
We are social đã đưa ra thống kê về những nền tảng mạng xã hội được lứa tuổi 16 đến 64 sử dụng nhiều nhất tại Việt Nam, trong đó nhiều nhất là Facebook (chiếm 90%), tiếp theo là Youtube (chiếm 89%), Zalo (chiếm 74%), v.v.
Tỷ lệ sở hữu các thiết bị công nghệ (nhóm 16-64 tuổi) như sau: 94% sở hữu điện thoại di động (tất cả các loại), 93% sở hữu điện thoại thông minh, 22% sở hữu điện thoại di động (không phải điện thoại thông minh), 65% sở hữu laptop hoặc máy tính để bàn, 32% sở hữu máy tính bảng, 9.6% sở hữu thiết bị truyền hình có kết nối internet, 6.9% sở hữu máy chơi game cầm tay, 13% sở hữu thiết bị nhà thông minh, 18% sở hữu đồng hồ thông minh và 3.1% sở hữu thiết bị thực tế ảo.
Thống kê của We are social vào tháng 1/2020 cũng cho thấy internet đã tác động mạnh mẽ đến cả nền kinh tế tại Việt Nam, giao dịch qua Internet giữa các doanh nghiệp sẽ có nhiều thuận lợi hơn. Nó cho phép tự động đặt hàng, dễ làm hoá đơn và thanh toán. Chi phí cho các hoạt động thương mại điện tử với doanh thu được thống kê như sau: Thời trang và làm đẹp (717.0 triệu đô), điện tử (716.0 triệu đô), thực phẩm và chăm sóc cá nhân (517.0 triệu đô), nội thất và thiết bị (526.0 triệu đô), đồ chơi, đồ dùng, sở thích (487.0 triệu đô), du lịch (4.72 triệu đô), âm nhạc (23.00 triệu đô), và trò chơi video (117.0 triệu đô).
- Trẻ em, thanh thiếu niên và internet
- Trong vòng 5 đến 6 năm qua, trẻ em dưới 9 tuổi sử dụng Internet đã tăng lên đáng kể. Sự gia tăng này không đồng đều giữa các quốc gia.
- Trẻ dưới 9 tuổi thích nhiều hoạt động trực tuyến, bao gồm xem video, chơi trò chơi, tìm kiếm thông tin, làm bài tập về nhà và giao lưu trong thế giới ảo của trẻ em. Phạm vi hoạt động tăng dần theo độ tuổi.
- Các trang web chia sẻ video phổ biến với trẻ em trong độ tuổi này và là một trong những trang web đầu tiên mà trẻ nhỏ truy cập. Do đó, trẻ em có thể dễ dàng tiếp cận nội dung video không phù hợp.
- Có một xu hướng đang nổi lên đối với trẻ em rất nhỏ (trẻ mới biết đi và trước tuổi đi học) sử dụng các thiết bị kết nối internet, đặc biệt là máy tính bảng và điện thoại thông minh với màn hình cảm ứng. Điều này có thể dẫn đến việc ngày càng có nhiều trẻ rất nhỏ truy cập Internet, cùng với đó là khả năng tiếp xúc với các rủi ro liên quan đến việc sử dụng internet như vậy.
- Ngày nay, sự đa dạng của các thiết bị và ứng dụng được kết nối Internet có nguy cơ ảnh hưởng đến quyền riêng tư và sự an toàn của trẻ nhỏ.
- Dấu vết kỹ thuật số của trẻ em hiện đang được hình thành từ độ tuổi rất nhỏ. Một số cha mẹ đang viết blog, và cha mẹ và ông bà thường xuyên đăng ảnh và video về trẻ khi các em ở tuổi sơ sinh, tuổi nhỏ. Những dấu vết kỹ thuật số này được tạo ra khi trẻ còn quá nhỏ để hiểu hoặc đồng ý (hoặc thậm chí có thể chưa được sinh ra, nếu cha mẹ đăng siêu âm). Khả năng tìm, xác nhận quyền sở hữu hoặc xóa tài liệu do người khác đăng trong tương lai của trẻ là không chắc chắn.
Tại Việt Nam, theo kết quả từ một số nghiên cứu của Tổ chức Tầm nhìn Thế Giới và Viện Nghiên cứu Quản lý Phát triển bền vững (MSD), một số phát hiện về hành vi sử dụng Internet của trẻ em tại 3 quận Hải Châu, Cẩm Lệ, Sơn Trà tại Đà Nẵng và Trung tâm Công nghệ thông tin và truyền thông (2017):
- Về độ tuổi bắt đầu sử dụng internet: Đa số trẻ em bắt đầu sử dụng internet một cách chủ động từ khi các em 9-11 tuổi. Độ tuổi trẻ em bắt đầu sử dụng Internet ngày càng giảm, thậm chí có trẻ 2-3 tuổi đã bắt đầu sử dụng các thiết bị có kết nối mạng internet. Theo thống kê, hơn một phần ba số người sử dụng internet ở Việt Nam là người chưa thành niên và thanh niên, trong độ tuổi từ 15-24.
- Về thời gian sử dụng internet:
+ Trẻ em (từ 6 tuổi) trung bình sử dụng internet 2-3 giờ/ngày. Lớn hơn, tỉ lệ sử dụng trung bình lên tới trên 5 giờ/ngày, thậm chí 6-7 giờ/ ngày
+ Trẻ thường sử dụng Internet ở nhà vào buổi tối, trừ các giờ học vi tính tại trường, một số trẻ, chủ yếu là trẻ em trai sử dụng Internet để chơi điện tử tại các cửa hàng sau giờ học ở trường.
- Về mục đích sử dụng internet: Trẻ em sử dụng internet cho nhiều mục đích
+ Học tập và nghiên cứu;
+ Trò chơi trực tuyến;
+ Xem chương trình giải trí/ phim trực tuyến;
+ Kết nối với bạn bè;
+ Đọc tin tức và các chương trình khác.
Qua đó, có thể thấy rằng, Việt Nam có chỉ số hiệu năng cao (tỉ lệ sở hữu thiết bị di động, điện thoại thông minh, kết nối Internet, thời gian sử dụng thiết bị hàng ngày...). Không chỉ có vậy, Việt Nam đang được đánh giá là một quốc gia trẻ đầy triển vọng trong chuỗi tiến trình phát triển trở thành quốc gia số. DigCom, UNESCO, UNICEF đều nhấn mạnh đến xóa mù số, tạo cơ hội tiếp cận số cho trẻ. Ngoài giờ học tập, điện thoại/máy tính, v.v là thiết bị công nghệ phổ biến và gần gũi nhất. Do đó, chúng ta cần cần tận dụng các thiết bị công nghệ và internet để xây dựng và phát triển năng lực công dân số, đặc biệt là trong bối cảnh phát triển hiện nay, khi mà trường học hướng đến xây dựng một hệ sinh thái, việc giảng đạy được thực hiện với sự kết hợp, hỗ trợ với các phương tiện công nghệ và mạng internet, mở ra một thế giới số đầy tiềm năng, cơ hội cho việc học hỏi, giao lưu, tiếp cận tri thức mới đa dạng, phong phú nhưng cũng đặt trẻ trong bối cảnh có khả năng phải đối mặt với nhiều nguy cơ và thách thức.
- Cơ hội và lợi ích của internet đối với trẻ em và thanh thiếu niên
Trong thế kỷ XXI, các hệ thống giáo dục ở mỗi quốc gia cần cung cấp cho mọi người khả năng tiếp cận với học tập suốt đời để họ có thể có được các kỹ năng và năng lực thay đổi nhanh chóng theo yêu cầu của một thế giới ngày càng số hóa và toàn cầu hóa. Diễn đàn Kinh tế Thế giới, trong báo cáo “Tương lai của việc làm” ước tính rằng 65% trẻ em bước vào trường tiểu học ngày nay cuối cùng sẽ phải làm các loại công việc hoàn toàn mới chưa từng tồn tại (Brolpito, 2018).
Tại Việt Nam, Quyết định số 749/QĐ-TTg2 của Thủ tướng Chính phủ về “Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” đã được phê duyệt. Theo quyết định, tầm nhìn đến 2030, Việt Nam trở thành quốc gia số, ổn định và thịnh vượng, tiên phong thử nghiệm các công nghệ và mô hình mới; đổi mới căn bản, toàn diện hoạt động quản lý, điều hành của Chính phủ, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, phương thức sống, làm việc của người dân, phát triển môi trường số an toàn, nhân văn, rộng khắp. Quyết định nêu rõ nhiệm vụ, giải pháp tạo nền móng chuyển đổi số là chuyển đổi nhận thức; kiến tạo thể chế; phát triển hạ tầng số; phát triển nền tảng số; tạo lập niềm tin, bảo đảm an toàn, an ninh mạng; hợp tác quốc tế, nghiên cứu, phát triển và đổi mới sáng tạo trong môi trường số.
Theo UNICEF (2017), ý tưởng cho rằng kết nối kỹ thuật số có thể biến đổi giáo dục đã thu hút sự quan tâm toàn cầu và mở ra những những cơ hội và thách thức mới, khi các tổ chức phát triển, nhà sản xuất phần mềm và phần cứng thương mại và các tổ chức giáo dục phát triển, thử nghiệm, thí điểm và cố gắng mở rộng quy mô các sản phẩm và dịch vụ kỹ thuật số mới trong lĩnh vực giáo dục. Công nghệ thông tin và truyền thông (Information & Communication Technology, ICT) đã và đang mở rộng khả năng tiếp cận với nội dung giáo dục chất lượng cao, bao gồm sách, tài liệu video và hướng dẫn từ xa, với chi phí thấp hơn nhiều so với trước đây. Nó có thể làm tăng động lực của học sinh bằng cách làm cho việc học tập trở nên vui vẻ và dễ hiểu hơn, tạo cơ hội cho việc học tập được cá nhân hóa, giúp học sinh học theo tốc độ của riêng mình và giúp các nhà giáo dục với nguồn lực hạn chế cung cấp cho học sinh cơ hội học tập tốt hơn. Công nghệ số đã mở ra cơ hội tiếp cận học tập cho trẻ em trên khắp thế giới, đặc biệt là các em ở vùng sâu, vùng xa. Nó cho phép trẻ em tham gia học trực tuyến và truy cập nhiều nội dung giáo dục và học tập mà các thế hệ trẻ em trước đây không có được.
Cùng với xu hướng học gamification, nhiều tác giả như Griffiths (2002) đã tổng hợp và đưa ra giải thích về những lợi ích về mặt giáo dục của các trò chơi điện tử:
- Trò chơi điện tử có thể được sử dụng làm công cụ nghiên cứu và đo lường.
- Trò chơi điện tử thu hút sự tham gia của nhiều người với đặc điểm nhân khẩu học đa dạng (ví dụ: tuổi, giới tính, dân tộc, tình trạng học vấn)
- Trò chơi điện tử có thể hỗ trợ trẻ em thiết lập mục tiêu, đảm bảo mục tiêu, cung cấp phản hồi, củng cố và duy trì thay đổi hành vi
- Trò chơi điện tử có thể hữu ích vì chúng cho phép các nhà nghiên cứu đo lường hiệu suất trên rất nhiều nhiệm vụ và có thể dễ dàng thay đổi, chuẩn hóa và hiểu
- Trò chơi điện tử có thể được sử dụng khi kiểm tra các đặc điểm cá nhân như lòng tự trọng, quan niệm về bản thân, đặt mục tiêu và sự khác biệt của cá nhân
- Trò chơi điện tử vui nhộn và kích thích người tham gia. Do đó, việc đạt được và duy trì sự chú ý của một người trong thời gian dài sẽ dễ dàng hơn. Vì sự vui vẻ và hứng thú, nó cũng có thể cung cấp một cách học tập sáng tạo
- Trò chơi điện tử có thể cung cấp các yếu tố tương tác có thể kích thích học tập
- Trò chơi điện tử cũng cho phép người tham gia trải nghiệm sự mới lạ, tò mò và thử thách. Điều này có thể kích thích việc học
- Trò chơi điện tử trang bị cho trẻ em kiến thức, kỹ năng sử dụng công nghệ hiện đại. Theo thời gian, nó cũng có thể giúp loại bỏ sự mất cân bằng giới tính trong việc sử dụng công nghệ
- Trò chơi điện tử có thể giúp phát triển các kỹ năng sử dụng công nghệ
- Trò chơi điện tử có thể có hoạt động mô phỏng. Điều này cho phép người chơi tham gia, trải nghiệm với các hoạt động bất thường, phá hủy hoặc thậm chí tử vong mà không có hậu quả thực sự (Griffiths, 2002).
- Thách thức và nguy cơ của internet đối với trẻ em và thanh thiếu niên
Tác giả bài viết: PGS.TS. Trần Thành Nam
Bạn đã xem chưa ?
- Số 9 HƯỚNG DẪN KỸ NĂNG TƯ VẤN HỖ TRỢ TÂM LÝ CHO HỌC SINH TRONG ĐẠI DỊCH COVID-19 VÀ SAU KHI QUAY LẠI TRƯỜNG HỌC (29/04/2022)
- SỐ 10 HƯỚNG DẪN KỸ NĂNG TƯ VẤN HỖ TRỢ TÂM LÝ CHO HỌC SINH TRONG ĐẠI DỊCH COVID-19 VÀ SAU KHI QUAY LẠI TRƯỜNG HỌC (29/04/2022)
- SỐ 8 : HƯỚNG DẪN KỸ NĂNG TƯ VẤN HỖ TRỢ TÂM LÝ CHO HỌC SINH TRONG ĐẠI DỊCH COVID-19 VÀ SAU KHI QUAY LẠI TRƯỜNG HỌC (19/04/2022)
- SỐ 7 NGUY CƠ TỔN THƯƠNG TÂM LÝ TRÊN KHÔNG GIAN MẠNG VÀ NHỮNG PHƯƠNG THỨC GIÁO VIÊN, PHỤ HUYNH TƯ VẤN HỖ TRỢ (19/04/2022)
- Số 6: NGUY CƠ TỔN THƯƠNG TÂM LÝ TRÊN KHÔNG GIAN MẠNG VÀ NHỮNG PHƯƠNG THỨC GIÁO VIÊN, PHỤ HUYNH TƯ VẤN HỖ TRỢ (15/04/2022)
- Số 5 - NGUY CƠ TỔN THƯƠNG TÂM LÝ TRÊN KHÔNG GIAN MẠNG VÀ NHỮNG PHƯƠNG THỨC GIÁO VIÊN, PHỤ HUYNH TƯ VẤN HỖ TRỢ (12/04/2022)