Tiết đọc thư viện - Khơi dậy và bồi dưỡng tình yêu sách
Vào khoảng khắc mà chúng ta thuyết phục những đứa trẻ, bất cứ đứa trẻ nào, bước qua bậc thềm ấy, bậc thềm màu nhiệm dẫn ta vao thư viện, ta thay đổi cuộc sống của nó mãi mãi, theo cách tốt đẹp hơn - Brack Obama.
Hoạt động này được tổ chức thường xuyên tại thư viện đã thu hút các em học sinh đến với thư viện, các em đọc được nhiều sách hơn. Không những đọc được nhiều sách, mà qua các câu hỏi dẫn dắt, gợi mở, định hướng của giáo viên, các em đã dần đần thay đổi thói quen đọc sách thụ động, có kĩ năng đọc sách, ham thích tìm tòi, khám phá qua các câu chuyện; từ đó phát triển khả năng giao tiếp, năng lực tưởng tượng, sáng tạo, rèn luyện năng lực ngôn ngữ.
Mô hình Thư viện Thân thiện
Phòng đọc được bố trí diện tích ít nhất có thể đặt các kệ sách; có góc tra cứu, góc trò chơi,góc viết vẽ; có đủ không gian để học sinh tham gia các hoạt động: cá nhân, cặp đôi, nhóm; có đủ không gian phục vụ việc mượn trả sách. Trang thiết bị trong thư viện được sắp xếp hợp lý để học sinh dễ dàng di chuyển để chọn sách và vật phẩm giáo dục.
Tiết đọc thư viện được sắp xếp theo thời khóa biểu như những môn học khác; triển khai đúng theo thời khóa biểu và có lịch mượn trả cho tất cả các khối lớp.
Tiết đọc thư viện
Trên thời khóa biểu của mỗi khối lớp, mỗi học kì một lớp có 3 tiết đọc thư viện. Thời gian của mỗi tiết đọc tương đương với những tiết học khác. Trong tiết đọc thư viện có các hoạt động đọc chính giúp phát triển thói quen đọc sách của học sinh. Những hoạt động đọc không tập trung vào dạy kỹ năng đọc mà mục đích chính của tiết đọc thư viện là hình thành và phát triển thói quen đọc sách .
Tuy nhiên, khi các em có thói quen đọc sách thì kỹ năng đọc sách phát triển ; kỹ năng đọc sách phát triển thì học sinh sẽ đọc tốt đồng thời sẽ phát triển về tư duy ngôn ngữ cũng như học tập được nhiều điều bổ ích.
Trong mỗi tiết, ngoài hoạt động đọc, các em được tham gia các trò chơi nhẹ nhàng; viết hoặc vẽ những gì mình thích trong câu chuyện; trao đổi cho nhau nghe về suy nghĩ,cảm nhận của bản thân về nhân vật, về câu chuyện đó. Cô thư viện có thể trao đổi với các em bằng một số câu hỏi giản đơn có liên quan đến nhân vật cũng như nội dung câu chuyện,nhằm hướng tới nhu cầu đọc sách tích cực cho HS.
Hiệu quả mang lại từ những tiết đọc thư viện
Sự thân thiện,thoải mái về không gian làm cho các em hào hứng với việc đọc sách. Từ đó, các em có thói quen mượn sách, sưu tầm sách; ngoài đọc ở lớp, các em đọc ở nhà, giảm được việc các em chơi game, chơi trò chơi điện tử hoặc các trò chơi thiếu lành mạnh khác. Cũng từ đó, trình độ đọc của học sinh cũng được nâng lên, tư duy ngôn ngữ phát triển, tăng cường trí nhớ ,tâm hồn thêm phong phú.
Dưới đây là một số hình ảnh hoạt động Tiết đọc thư viện của các em học sinh Trường THCS Phạm Hồng Thái:
Vào khoảng khắc mà chúng ta thuyết phục những đứa trẻ, bất cứ đứa trẻ nào, bước qua bậc thềm ấy, bậc thềm màu nhiệm dẫn ta vao thư viện, ta thay đổi cuộc sống của nó mãi mãi, theo cách tốt đẹp hơn - Brack Obama.
Hoạt động này được tổ chức thường xuyên tại thư viện đã thu hút các em học sinh đến với thư viện, các em đọc được nhiều sách hơn. Không những đọc được nhiều sách, mà qua các câu hỏi dẫn dắt, gợi mở, định hướng của giáo viên, các em đã dần đần thay đổi thói quen đọc sách thụ động, có kĩ năng đọc sách, ham thích tìm tòi, khám phá qua các câu chuyện; từ đó phát triển khả năng giao tiếp, năng lực tưởng tượng, sáng tạo, rèn luyện năng lực ngôn ngữ.
Mô hình Thư viện Thân thiện
Phòng đọc được bố trí diện tích ít nhất có thể đặt các kệ sách; có góc tra cứu, góc trò chơi,góc viết vẽ; có đủ không gian để học sinh tham gia các hoạt động: cá nhân, cặp đôi, nhóm; có đủ không gian phục vụ việc mượn trả sách. Trang thiết bị trong thư viện được sắp xếp hợp lý để học sinh dễ dàng di chuyển để chọn sách và vật phẩm giáo dục.
Tiết đọc thư viện được sắp xếp theo thời khóa biểu như những môn học khác; triển khai đúng theo thời khóa biểu và có lịch mượn trả cho tất cả các khối lớp.
Tiết đọc thư viện
Trên thời khóa biểu của mỗi khối lớp, mỗi học kì một lớp có 3 tiết đọc thư viện. Thời gian của mỗi tiết đọc tương đương với những tiết học khác. Trong tiết đọc thư viện có các hoạt động đọc chính giúp phát triển thói quen đọc sách của học sinh. Những hoạt động đọc không tập trung vào dạy kỹ năng đọc mà mục đích chính của tiết đọc thư viện là hình thành và phát triển thói quen đọc sách .
Tuy nhiên, khi các em có thói quen đọc sách thì kỹ năng đọc sách phát triển ; kỹ năng đọc sách phát triển thì học sinh sẽ đọc tốt đồng thời sẽ phát triển về tư duy ngôn ngữ cũng như học tập được nhiều điều bổ ích.
Trong mỗi tiết, ngoài hoạt động đọc, các em được tham gia các trò chơi nhẹ nhàng; viết hoặc vẽ những gì mình thích trong câu chuyện; trao đổi cho nhau nghe về suy nghĩ,cảm nhận của bản thân về nhân vật, về câu chuyện đó. Cô thư viện có thể trao đổi với các em bằng một số câu hỏi giản đơn có liên quan đến nhân vật cũng như nội dung câu chuyện,nhằm hướng tới nhu cầu đọc sách tích cực cho HS.
Hiệu quả mang lại từ những tiết đọc thư viện
Sự thân thiện,thoải mái về không gian làm cho các em hào hứng với việc đọc sách. Từ đó, các em có thói quen mượn sách, sưu tầm sách; ngoài đọc ở lớp, các em đọc ở nhà, giảm được việc các em chơi game, chơi trò chơi điện tử hoặc các trò chơi thiếu lành mạnh khác. Cũng từ đó, trình độ đọc của học sinh cũng được nâng lên, tư duy ngôn ngữ phát triển, tăng cường trí nhớ ,tâm hồn thêm phong phú.
Dưới đây là một số hình ảnh hoạt động Tiết đọc thư viện của các em học sinh Trường THCS Phạm Hồng Thái: