Đăng nhập

Liên kết website

HƯỞNG ỨNG TUẦN LỄ HỌC TẬP SUỐT ĐỜI 2016 - PHÁT TRIỂN VĂN HÓA ĐỌC TRONG KỸ NGUYÊN SỐ-

Kính thưa quý vị và các bạn đọc thân mến!
          Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh có một mong muốn” Dân tộc ta sẽ trở thành một dân tộc thông thái”. Đây là khát vọng ngàn đời của dân tộc mang trong mình niềm kiêu hãnh con Rồng cháu tiên. Một dân tộc chỉ trở thành dân tộc thông thái khi người dân trở thành những con người thông thái, độc lập, tự chủ, năng động, sáng tạo. Cội nguồn sáng tạo đó bắt nguồn từ sự hiểu biết, là con đường không ngừng lĩnh hội, tiếp nhận tri thức, vận dụng và sáng tạo ra tri thức mới phục vụ cho đời sống của con người.
          Từ bao đời nay, hiếu học và ham đọc sách đã trở thành một nét văn hóa truyền thống tốt đẹp góp phần hình thành trí tuệ, tâm hồn, nhân cách và phong thái của con người Việt Nam. Nhằm giúp bạn đọc tìm hiểu về những tấm gương ham đọc sách và tự học đã đem lại những thành công trong cuộc sống của Bác Hồ và một số nhà cách mạng, nhà khoa học lỗi lạc, Tiến sĩ Vũ Dương Thúy Ngà đã biên soạn cuốn sách: “ Những tấm gương ham đọc sách và tự học thời đại Hồ Chí Minh” do nhà xuất bản Thông tin và truyền thông ấn hành năm 2016, với độ dày 200 trang, khổ 21 cm.
          Nội dung cuốn sách gồm 2 phần:
          Phần I: Hồ Chủ tịch với đọc sách và tự học, bao gồm các nội dung viết về Chủ tịch Hồ Chí Minh như: Sách báo- Người bạn đường tri kỷ của Hồ Chủ tịch; Quan điểm của Hồ chủ tịch về vai trò, tác dụng của sách báo; Phương pháp đọc sách báo của Hồ chủ tịch; Các nguồn tư liệu Chủ tịch Hồ Chí Minh thường sử dụng; Hồ chủ tịch với việc sử dụng sức mạnh của báo chí;…bằng nguồn tư liệu dồi dồi và quý hiếm, tác giả khẳng định giá trị sâu sắc của việc tự học và đọc sách báo đối với sự nghiệp cách mạng của Người; cũng như nêu rõ sự chú trọng đặc biệt của Người trong việc khuyến đọc, xây dựng nơi đọc sách báo cho nhân dân.
          Phân II: Một số tấm gương ham đọc sách và tự học thời đại Hồ Chí Minh. Phần này tác giả viết về 6 nhân vật lỗi lạc gồm: Đại tướng Võ Nguyên Giáp với đọc sách và tự học; Tạ Quang Bửu- Một thiên huyền thoại về tự học và ham đọc sách; Tấm gương hiếu học, yêu đọc sách của ông vua vũ khí- Giáo sư Trần Đại Nghĩa; Cánh chim tự vệ trước bể học không cùng- Giáo sư Đào Duy Anh; Đường vào khoa học và đường dẫn đến thành công của giáo sư bác sĩ Tôn Thất Tùng; con đường dẫn đến thành công của nhà toán học Hoàng Tụy. Đây là những trí thức tiêu biểu thuộc nhiều lĩnh vực khoa học khác nhau của Việt Nam và đã đều được nhận giải thưởng Hồ Chí Minh về những công trình khoa học có giá trị đóng góp cho đất nước. Từ những nhân vật đó tác giả đã giới thiệu phương pháp đọc và tự học của những nhân vật lỗi lạc này nhằm giúp độc giả có cái nhìn tổng quan và áp dụng phù hợp với công việc.
          Lật mở từng trang sách, tôi ấn tượng với câu chuyện “ Sách báo người bạn đường tri kỉ của Hồ Chủ tịch” và “ Phương pháp đọc sách báo của Hò chủ tịch” tác giả đã đi sâu vào nghiên cứu và tìm hiểu về cuộc đời của Bác, vai trò của sách với tuổi thơ của Hồ chủ tịch, sách trong quá trình hoạt động của Người cũng như phương pháp đọc sách báo của Hồ chủ tịch. Kế thừa truyền thống ham đọc sách của dân tộc và gia đình, Người luon coi trọng sách báo, đối với người đọc sách của dân tộc không đơn thuần là sự giải trí tích cực hay giải quyết công việc mà còn tích lũy thêm kiến thức mục đích chính để phục vụ cách mạng. Khi đọc một cuốn sách Người không có thói quen đọc đi đọc lại để nhặt thông tin mà Người tập trung vào nghiên cứu tài liệu, chỉ đọc lại những ý chưa hiểu và suy ngẫm kỹ từng chữ trong sách, đặc biệt Người chú trọng đến lối ghi chép đánh dấu ý chính để phân loại thông tin trong sách báo. Bác từng căn dặn: “ Những cái gì đã nghe, đã thấy, đã hỏi được, đã học được thì chép lấy để dùng, để viết”. Suốt cuộc đời của mình, Người đã không ngừng đọc, tự chắt lọc những tinh hoa văn hóa của nhân loại, kế thừa những học thuyết tư tưởng lối lạc của thời đại qua sách báo để từ đó dẫn dắt và đưa con thuyền cách mạng Việt Nam đến bến bờ độc lộc, cập bến vinh quang và đạt được những thành tựu như ngày hôm nay.
          Hay tấm gương  “ Vị đại tướng huyền thoại với đọc sách và tự học” bạn đọc sẽ hiểu thêm về cuộc đời và sự nghiệp của đại tướng Võ Nguyên Giáp, một vị tướng tài bam một vị chỉ huy thiên tài có công với dân tộc, cùng sự uyên thâm về kiến thức và kinh nghiệm để làm nên một Điên Biên Phủ vang dội khắp năm châu. Đồng  thời, sách báo luôn là người bạn đồng đường tri kỉ đối với vị tướng già để từ đó ông mong muốn, nhắn nhủ với thế hệ trẻ tương lai của đất nước phải thường xuyên đọc sách, học tập bằng nhiều hình thức để không ngừng vươn tới đỉnh cao của văn hóa, khoa học, kỹ thuật có như vậy mới thoát khỏi nghèo nàn lạc hậu. Ông nhấn mạnh: “ Vận mệnh và tiền đồ của đất nước phụ thuộc vào một phần quan trọng vào thế hệ trẻ...Để đóng góp của sự phát triển của đất nước thanh niên và sinh viên phải có hoài bão và lý tưởng, có trí thức và kỹ năng. Phải học, học nữa, học mãi, học suốt đời, học đến hơi thở cuối cùng”.
          Khi đọc câu chuyện “ Tạ Quang Bửu một thiên huyền thoại về tự học và ham đọc sách” tác giả giới thiệu đến bạn đọc vài nét về cuộc đời và sự nghiệp của Giáo sư Tạ Quang Bửu; khả năng tự học, ham đọc sách của ông trên con đường thực hiện khát vọng vươn tới sự hiểu biết…Đây là một tấm gương tuyệt vời về phương pháp tự học bằng cách sáng tạo cũng như lòng say mê hiểu biết, ham khám phá. Từ ông bạn đọc rút ra những bài học quý giá cho mình để vươn tới sự thành công trong cuộc sống.
          Hay khi đọc “ Đường vào khoa học và đường đến thành công của Giáo sư- Bác sĩ Tôn Thất Tùng” tác giả giới thiệu về cuộc đời và sự nghiệp của Giáo sư, một nhà khoa học chân chính, nghiên cứu học tập và làm việc với tinh thần lao động khoa học hăng say với nhiều công trình nghiên cứu giáo sư rất quan tâm đến việc đọc sách “ muốn vươn lên , phải tham khảo tài liệu”, ông không ngừng học hỏi qua tài liệu sách báo, đồng nghiệp…với một câu nói của Các-Mác luôn nhắn nhủ ông: Trong khoa học, không óc con đường nào rộng rãi thênh thang cả, chỉ người nào không sợ gian khổ, dám bước mạnh trên con đường nhỏ hẹp đầy sỏi đá mới mong đạt tới đỉnh cao chói lói của khoa học mà thôi.
          Cuốn sách “ Những tấm gương ham đọc sách & tự học thời đại Hồ Chí Minh” đã kể những câu chuyện chân thật và cảm động về lòng say mê đọc sách và tự học của những bậc tinh hoa, khẳng định sự thành công, uyên bác lỗi lạc của họ gắn bó với việc đọc sách và tự học. Đồng thời, cung cấp cho bạn đọc những tấm gương sáng để cùng soi chung. Soi để học, học để hành, mỗi người sẽ học được cách nuôi dưỡng và phát triển năng lực tự học qua sách báo, tư liệu, khả năng tư duy sáng tạo, làm cho cuộc sồng của mình, của cộng động, của của dân tộc trở nên tốt đẹp hơn.
          Nhằm kết nối bạn đọc yêu sách với thư viện, Thư viện nhà trường xin trân trọng giới thiệu đến bạn đọc cuốn sách “ Những tấm gương ham đọc sách & tự học thời đại Hồ Chí Minh”. Xin trân trọng giới thiệu đến quý bạn đọc !

Tác giả bài viết: admin
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
 

Kho tài nguyên